Dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị: Vụ nuôi tôm năm nay toàn tỉnh thả nuôi được gần 950 ha, tuy nhiên tính đến thời điểm này đã có gần 20 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, phân bố chủ yếu tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh), Trung Giang, Trung Hải (huyện Gio Linh), Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng), gây bệnh trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu gây chết ở tôm sau khi thả nuôi từ 15 - 60 ngày, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do con giống thả nuôi không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, cải tạo ao nuôi chưa đúng quy trình, cùng với sự biến động thất thường của thời tiết.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị - Trần Hoãn cho biết: Một nguyên nhân nữa khiến dịch bệnh ngày càng lây lan trên diện rộng là do năm 2015 này, Chi cục Thú y không được cấp kinh phí mua hóa chất hỗ trợ dập dịch nên rất nhiều ao nuôi khi xảy ra dịch bệnh, do biết không có hoá chất hỗ trợ nên các hộ nuôi không báo cho cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh mà đã xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
Trước tình hình đó, bên cạnh việc chỉ đạo cán bộ kỹ thuật tăng cường bám sát địa bàn, kịp thời kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân dịch bệnh trên tôm nuôi, hướng dẫn người nuôi tôm phòng chống dịch bệnh như: tự xử lý nguồn nước tại ao nuôi và nước thải từ ao nuôi ra ngoài đúng quy trình; con giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, đạt chất lượng; không vận chuyển tôm ra vào vùng có dịch bệnh...
Chi cục Thú y đã báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh cấp kinh phí mua hoá chất để hỗ trợ dập dịch kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, ổn định tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.