Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh. Ngoài ra, còn có bệnh lem lép hạt, ốc bươu vàng, ngộ độc hữu cơ, rầy cánh phấn, sâu đục thân, chuột, sâu năng, ngộ độc phèn, bệnh cháy bìa lá,... phát sinh ở mức độ nhẹ và trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Vĩnh Hưng - Nguyễn Minh Sơn cho biết: Đến nay, toàn huyện đã gieo sạ được 28.500ha, chủ yếu là giống OM 4900, OM 6976, OM 7347, VĐ 20, Nàng hoa 9,...
Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa lớn nên có khoảng 215ha lúa Hè Thu mới gieo sạ bị thiệt hại phải sạ lại, tập trung ở các xã: Hưng Điền A, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị và Tuyên Bình. Trước tình hình trên, ngành chức năng khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện và theo dõi tình hình dịch bệnh để có cách phòng, trị bệnh đúng nhất, hiệu quả nhất.
Theo Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Hưng - Trần Tấn Tài, đến nay, toàn huyện gieo sạ dứt điểm trên 38.000ha lúa Hè Thu, trong đó, có 17ha đã thu hoạch. Từ đầu vụ, đã xuất hiện bệnh vàng lùn trên 90ha (xã Hưng Điền, Hưng Điền B), do nông dân gieo sạ ngoài lịch thời vụ, trong đó, có 18ha bị nhiễm trên 30%, nông dân tiến hành tiêu hủy và gieo sạ lại.
Anh Nguyễn Trọng Hữu, ở ấp Hưng Trung, xã Hưng Thạnh, huyện Vĩnh Hưng sản xuất 10ha lúa Hè Thu liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ: Hiện tình hình dịch bệnh trên cây lúa cũng khá phức tạp, chủ yếu là các bệnh: Rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn lá,...
Bởi một số hộ nông dân không hiểu rõ được tình hình diễn biến của dịch bệnh nên có những cách phòng trị bệnh không hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất lúa. Hiện tại, cánh đồng lúa của gia đình anh đang trong giai đoạn phát triển tốt, do vừa qua, anh được cán bộ Khuyến nông, bộ phận kỹ thuật của công ty hướng dẫn các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên lúa.
Sở NN&PTNT dự báo trong tuần tới, sâu bệnh trên lúa sẽ phát triển mạnh. Cụ thể, rầy nâu, sâu cuốn lá ở tuổi 5 đến trưởng thành. Bệnh đạo ôn lá sẽ gia tăng diện tích nhiễm và tỷ lệ bệnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng. Ốc bươu vàng xuất hiện nhiều trên ruộng mới gieo sạ ngập nước do mưa lớn.
Sâu đục thân, sâu phao, sâu năng, bọ trĩ, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn,... phát sinh trên lúa Hè Thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Bệnh khô vằn, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá,... phát sinh trên lúa đòng trổ - chín. Vì vậy, nông dân cần phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện bệnh trên lúa và phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.

Tận dụng những vạt đồi, sườn núi, chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, nông dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã đưa cây kim tiền thảo vào trồng tại địa phương. Sau vài năm, loại cây dược liệu này đã mang lại thu nhập cao cho các hộ.