Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Diễn Biến Phức Tạp

Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.
Tại Lạng Sơn: Chi cục Thú y tỉnh cho biết, dịch lở mồm long móng đã làm hơn 260 con trâu, bò bị mắc bệnh và vẫn đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Điều đáng lo là thời tiết vẫn tiếp tục rét và mưa phùn, khiến việc rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng không hiệu quả. Thêm vào đó, số trâu, bò vừa mắc bệnh lở mồm long móng lại vừa mắc thêm bệnh tụ huyết trùng khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, đã có gần 150 con gia súc bị chết rét.
Tại Bắc Ninh: Đến cuối tuần qua, dịch cúm gia cầm đã làm hơn 9.700 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn từ vài trăm đến vài nghìn con trên địa bàn 4 huyện, thị xã. Qua xét nghiệm cho thấy, số gia cầm này đều bị nhiễm virus cúm H5N1.
Tại Cao Bằng: Dịch bệnh Leptospira (còn gọi là bệnh lợn nghệ) xảy ra ở xã Chu Trinh, TP Cao Bằng từ tháng 9/2013 đến nay đã làm gần 100 con lợn mắc bệnh và chết. Hiện việc khống chế bệnh nghệ lợn nghệ ở xã Chu Trinh vẫn đang gặp khó khăn. Số lượng lợn mắc bệnh vẫn tăng từng ngày nhưng ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp dập dịch hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.