Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Diễn Biến Phức Tạp

Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.
Tại Lạng Sơn: Chi cục Thú y tỉnh cho biết, dịch lở mồm long móng đã làm hơn 260 con trâu, bò bị mắc bệnh và vẫn đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Điều đáng lo là thời tiết vẫn tiếp tục rét và mưa phùn, khiến việc rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng không hiệu quả. Thêm vào đó, số trâu, bò vừa mắc bệnh lở mồm long móng lại vừa mắc thêm bệnh tụ huyết trùng khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, đã có gần 150 con gia súc bị chết rét.
Tại Bắc Ninh: Đến cuối tuần qua, dịch cúm gia cầm đã làm hơn 9.700 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn từ vài trăm đến vài nghìn con trên địa bàn 4 huyện, thị xã. Qua xét nghiệm cho thấy, số gia cầm này đều bị nhiễm virus cúm H5N1.
Tại Cao Bằng: Dịch bệnh Leptospira (còn gọi là bệnh lợn nghệ) xảy ra ở xã Chu Trinh, TP Cao Bằng từ tháng 9/2013 đến nay đã làm gần 100 con lợn mắc bệnh và chết. Hiện việc khống chế bệnh nghệ lợn nghệ ở xã Chu Trinh vẫn đang gặp khó khăn. Số lượng lợn mắc bệnh vẫn tăng từng ngày nhưng ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp dập dịch hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

Ông Hà Thanh Lâm, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố Kon Tum cho biết, nhờ phát hiện sớm và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã ngăn chặn kịp thời ổ dịch lở mồm long móng ở đàn bò của 2 hộ gia đình trên địa bàn thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum. Hiện đàn bò gồm 8 con mắc dịch lở mồm long móng đã được chữa trị và đã ăn uống bình thường.