Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm 9 Tháng Đầu Năm

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 9 tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi cả nước còn gặp nhiều khó khăn nhất là giai đoạn 6 tháng đầu năm do giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp trong khi giá thức ăn và các chi phí khác cho chăn nuôi vẫn ở mức cao, cùng với đó, dịch bệnh xảy ra khiến người chăn nuôi thua lỗ và bỏ chuồng nhiều.
Báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê cho biết tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 9 tháng đầu năm như sau:
Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến nay có 2 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Khánh Hòa và Vĩnh Long. Tuy nhiên tính đến ngày 22/9 cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm đến nay có 10 tỉnh xuất hiện dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày là Long An, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình và Đắc Lắc. Tính đến ngày 22/9 cả nước không còn tỉnh nào có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.
Dịch lở mồm long móng: Từ đầu năm đến nay có 5 tỉnh xuất hiện dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Long An, Phú Yên và Quảng Nam. Tính đến ngày 22/9 cả nước chỉ còn tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Không phải ai nuôi trăn cũng thành công, thậm chí có người còn trắng tay. Vậy mà trại trăn của anh Thái Vinh Thai ở khóm 4, thị trấn Tri Tôn – An Giang vẫn đầu ra ổn định và ngày càng phát triển. Gần đây anh lại có thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu da trăn giúp cho anh thêm tự tin đầu tư nuôi trăn.

Những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số quay vòng đất, tăng năng suất trên đơn vị diện tích,cây trồng vụ đông ở xã Xuân Lâm (Nam Đàn, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó dưa chuột được xem là một trong những cây chủ lực...

Tận dụng đất trống trước nhà, anh Nguyễn Ngọc Thơ (30 tuổi), ở thôn Trung An, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng chuồng trại để nuôi bồ câu Pháp.

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.