Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao

Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 8.000 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến xuất hiện dịch bệnh, với mức độ thiệt hại khá cao: từ 10-55% năng suất. Dịch bệnh cũng đã xuất hiện trên diện tích tôm nuôi công nghiệp với gần 830 ha. Cũng theo ngành NN và PTNT, thời gian qua, do mưa nhiều, độ mặn trong ao đầm nuôi tôm thấp vì thế đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôm nuôi phần lớn, tôm nuôi đều xuất hiện hiện tượng mềm vỏ, chậm lớn.
Sở NN và PTNT khuyến cáo bà con nuôi tôm cần chủ động trong việc quản lý ao đầm, bón vôi, gia cố lại bờ bao, cống bọng ngăn ngập tràn bờ khi có mưa kéo dài. Bà con nên chủ động sử dụng vi sinh định kỳ giúp ổn định môi trường ao, đầm, nhằm hạn chế biến động gây sốc cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bò “khổng lồ” là thành quả nổi bật nhất của ngành chăn nuôi Thủ đô, do Cty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội làm chủ dự án lai tạo giữa bò lai Sind với tinh bò BBB nhập khẩu.

Khoai tây thuộc nhóm cây trồng vụ đông ưa lạnh, ngắn ngày (85 - 95 ngày), thích hợp trên chân đất sau thu hoạch vụ lúa mùa.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, thời tiết tháng 10-2015 thuận lợi cho hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, các hộ dân khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy tổ chức nuôi hàu thương phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.