Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn

Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn
Ngày đăng: 21/09/2015

Người chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi bò

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

Kiểm soát dịch bệnh

Theo Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước phát sinh một số ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) ở trâu, bò; bệnh tai xanh ở heo và cúm gia cầm trên đàn gà, vịt… nhưng nhờ được phát hiện, khống chế kịp thời nên dịch bệnh không lây lan rộng.

Tại Phú Yên, từ đầu năm đến nay, đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có phát sinh rải rác một số loại bệnh như tụ huyết trùng, ecoli, niu cát xơn…

Đây là những loại bệnh thông thường, sau khi phát hiện, được điều trị đúng cách, đàn vật nuôi đã ổn định, không gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Riêng các loại dịch bệnh nguy hiểm như LMLM, tai xanh và cúm gia cầm thì chưa phát sinh.

Để kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi, thời gian qua, ngành Thú y, các địa phương và người chăn nuôi đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng Quang, Phó trưởng trạm Thú y huyện Đồng Xuân, cho biết:

Ngoài biện pháp tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi, trạm còn hướng dẫn cán bộ thú y các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát việc mua bán, giết mổ động vật trên địa bàn. Trạm Thú y huyện Đồng Xuân còn phối hợp cùng các địa phương vận động, tuyên truyền người chăn nuôi chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

Trong khi đó, huyện Phú Hòa, địa phương có nghề nuôi heo và gia cầm khá phát triển, cũng tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm khống chế, không để dịch bệnh phát sinh. Ông Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng trạm Thú y huyện Phú Hòa, cho hay:

Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, người chăn nuôi ở địa phương an tâm đầu tư nên đàn gia súc, gia cầm của huyện đang ổn định với đàn gia súc khoảng 31.000 con, gia cầm 558.000 con.

Trong thời gian tới, để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh ở vật nuôi, Trạm Thú y huyện Phú Hòa tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm phòng, phấn đấu tiêm phòng vắc xin LMLM đạt tỉ lệ trên 90% tổng đàn; đồng thời vận động người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và heo tai xanh để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa bão sắp tới.

Người chăn nuôi phát triển đàn

Từ đầu năm đến nay các loại bệnh nguy hiểm như LMLM, heo tai xanh và cúm gia cầm không xuất hiện nên người chăn nuôi khá an tâm, bà con mạnh dạn phát triển đàn. Bà Trần Thị Thanh Lài ở xã Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân), cho biết:

Cả năm ngoái và năm nay, đàn bò của nhà tôi chưa mắc bệnh gì; chúng khỏe mạnh và mau lớn.

Mỗi năm, gia đình tôi bán được 3 con bò thịt, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Vừa qua, chúng tôi mua thêm 3 con nghé gần 50 triệu đồng để gầy đàn, hiện đàn bò nhà tôi có 10 con.

Ông Phạm Dạn ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), cho biết: Mặc dù giá heo hơi thời gian qua hạ thấp, lợi nhuận không cao nhưng bù lại sức khỏe của vật nuôi ổn định, rủi ro thấp nên tôi vẫn tăng đàn để tăng thu nhập.

Hiện gia đình tôi nuôi 120 con heo với hình thức bán công nghiệp.

Tôi đang tiếp tục đặt heo giống để tăng thêm đàn trong vụ tới.

Theo ông Võ Hoài Văn, chủ trang trại chuyên cung cấp heo giống ở huyện Đông Hòa, thời gian gần đây người nuôi heo bắt đầu tăng đàn, nhu cầu con giống cũng tăng theo. Hiện mỗi tháng trang trại cung ứng khoảng 300 con giống cho thị trường.

Còn ông Võ Trí Tâm ở xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa), cho biết:

Trang trại của gia đình tôi đang nuôi 2.000 con gà ta theo hướng công nghiệp. Gần đây, giá gà nhích dần lên nên gia đình tôi chuẩn bị nhập thêm 2.000 con giống nữa để nuôi lấy thịt và cung ứng cho thị trường.

Ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, khuyến cáo: Thời tiết đang bắt đầu vào giai đoạn chuyển mùa, sắp tới sẽ bước vào mùa mưa bão, là thời điểm các loại dịch bệnh trên động vật xuất hiện và bùng phát mạnh nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh là rất cao.

Để hạn chế rủi ro, người chăn nuôi cần quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách tiêm phòng vắc xin phòng dịch và bổ sung thức ăn thô xanh, khoáng chất…

Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục chỉ đạo các trạm thú y huyện, thị, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu xảy ra dịch bệnh, không để phát tán trên diện rộng.

Theo Sở NN-PTNT, nhờ dịch bệnh tạm lắng, người chăn nuôi mạnh dạn tăng đàn nên số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh đang tăng nhẹ. Hiện tổng đàn trâu của tỉnh 4.000 con, tăng 5,6% so cùng kỳ năm ngoái; đàn bò hơn 177.600 con, tăng 0,4%, trong đó bò lai chiếm tỉ lệ 67%; đàn heo gần 110.000 con, tăng 5,6%; đàn gia cầm khoảng 3,7 triệu con, tăng 1,4%.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ? Chuyển Đổi Đất Lúa Có Dễ?

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

18/11/2014
Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha Những Mô Hình Liên Kết Manh Nha

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

18/11/2014
Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi Năm 2014, Nông Nghiệp Quảng Ngãi Giành Nhiều Thắng Lợi

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

18/11/2014
Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Khó Vì Nguyên Liệu

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

18/11/2014
Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn Thỏa Giấc Mơ Đóng Tàu Lớn

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

18/11/2014