Địa Lan Đà Lạt Làm Quen Với Bản Quyền

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.
Người trồng lan khi sản xuất và kinh doanh những giống đã đăng ký bảo hộ phải nhập giống chính thức từ các công ty và tuân thủ các quy định của họ. Hiện một số giống địa lan nổi tiếng được đăng ký bản quyền được thị trường ưa chuộng như xanh hải yến, vàng hoàng hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Tới, Tổng thư ký Hiệp hội hoa Đà Lạt, việc nông dân làm quen với hoa có bản quyền vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Khó khăn sẽ là việc người dân không được nhân giống rộng rãi, dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp người sản xuất địa lan Đà Lạt quen dần với cung cách làm ăn theo chuẩn quốc tế, tôn trọng nhà sản xuất giống đồng thời là một biện pháp bảo vệ thương hiệu địa lan Đà Lạt.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/dia-lan-da-lat-lam-quen-voi-ban-quyen-2378579/
Có thể bạn quan tâm

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.

Nguồn cá dồi dào, nên giá tại các chợ giảm mạnh. Chị Vân cho biết: Tại chợ An Châu, cá bông lau nguyên con giảm từ 250 ngàn/kg xuống còn 160 ngàn đồng/kg so thời điểm Tết Nguyên đán. Các loại cá khác có giá dao động từ 100-120 ngàn đồng/kg. Riêng tôm càng xanh có giá khoảng 300-420 ngàn đồng/kg, giảm 20-30 ngàn đồng/kg.

Theo kế hoạch, năm 2014 tỉnh Ninh Bình phấn đấu nuôi trồng trên 11 nghìn ha thuỷ sản. Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, ngay từ đầu năm, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất lúa và cây màu vụ đông xuân, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực cải tạo ao, đầm, lấy nước và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác cho vụ sản xuất mới.

Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.