Địa Lan Đà Lạt Làm Quen Với Bản Quyền

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.
Người trồng lan khi sản xuất và kinh doanh những giống đã đăng ký bảo hộ phải nhập giống chính thức từ các công ty và tuân thủ các quy định của họ. Hiện một số giống địa lan nổi tiếng được đăng ký bản quyền được thị trường ưa chuộng như xanh hải yến, vàng hoàng hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Tới, Tổng thư ký Hiệp hội hoa Đà Lạt, việc nông dân làm quen với hoa có bản quyền vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Khó khăn sẽ là việc người dân không được nhân giống rộng rãi, dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp người sản xuất địa lan Đà Lạt quen dần với cung cách làm ăn theo chuẩn quốc tế, tôn trọng nhà sản xuất giống đồng thời là một biện pháp bảo vệ thương hiệu địa lan Đà Lạt.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/dia-lan-da-lat-lam-quen-voi-ban-quyen-2378579/
Có thể bạn quan tâm

Dự án nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai từ nay đến 2020 nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Nhiều vườn thất bại Thời điểm này, nông dân trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận đang bước vào vụ chong đèn vụ nghịch 2015.

Mặc dù đầu tư một vài ha đất để chăn nuôi thủy sản hoặc gia súc, gia cầm, nhưng khi thực hiện các thủ tục vay vốn lại không được hưởng chính sách của Nhà nước ưu đãi cho trang trại.

Khí hậu miền Bắc trong vụ đông rất thích hợp với nhiều loại cây trồng. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt, bà con nông dân cần tập trung vào các loại cây trồng sau:

Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) là 11,28%. Nhưng đến nay, con số này đã giảm xuống còn 4,2%.