Địa Lan Đà Lạt Làm Quen Với Bản Quyền

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.
Người trồng lan khi sản xuất và kinh doanh những giống đã đăng ký bảo hộ phải nhập giống chính thức từ các công ty và tuân thủ các quy định của họ. Hiện một số giống địa lan nổi tiếng được đăng ký bản quyền được thị trường ưa chuộng như xanh hải yến, vàng hoàng hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Tới, Tổng thư ký Hiệp hội hoa Đà Lạt, việc nông dân làm quen với hoa có bản quyền vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Khó khăn sẽ là việc người dân không được nhân giống rộng rãi, dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp người sản xuất địa lan Đà Lạt quen dần với cung cách làm ăn theo chuẩn quốc tế, tôn trọng nhà sản xuất giống đồng thời là một biện pháp bảo vệ thương hiệu địa lan Đà Lạt.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/dia-lan-da-lat-lam-quen-voi-ban-quyen-2378579/
Có thể bạn quan tâm

Ở Tiền Giang, bưởi da xanh là một trong những cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế lớn. Trong các năm qua, giá bưởi da xanh luôn đứng ở mức cao, có lúc 50.000 đ - 60.000 đ/kg, nhất là thời điểm giáp Tết bưởi luôn được giá và hút hàng, nguồn cung không đủ cầu.

Đón xuân Giáp Ngọ năm nay người trồng mận rất phấn khởi, bởi đầu ra ổn định, hầu hết sản phẩm mận được thu hoạch cung ứng nhanh trong những ngày Tết. Với giá bán ra bình quân 9.000 đồng/kg, đây là nguồn thu khá lý tưởng, cùng những sản vật thu được trên đất rừng, giúp cho người dân nâng cao thu nhập, an tâm gắn bó với rừng.

Vinh dự hơn, giống bơ ghép của Trung tâm còn nhận được 2 giải do Viện Chất lượng Việt Nam trao tặng. Đó là “Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn” và “Cúp vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn”.

Khảo sát, tuyển chọn cây vú sữa Lò Rèn chất lượng cao, năng suất ổn định để làm cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường;

Từ việc bình tuyển những cây bơ đầu dòng để nhân giống, đến nay, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng đang sở hữu một vườn bơ đầu dòng có diện tích khoảng 2 sào. Mỗi năm, vườn bơ đầu dòng này cung cấp cho Trung tâm từ 40 – 50 ngàn chồi giống để sản xuất giống bơ ghép.