Địa Lan Đà Lạt Làm Quen Với Bản Quyền

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.
Người trồng lan khi sản xuất và kinh doanh những giống đã đăng ký bảo hộ phải nhập giống chính thức từ các công ty và tuân thủ các quy định của họ. Hiện một số giống địa lan nổi tiếng được đăng ký bản quyền được thị trường ưa chuộng như xanh hải yến, vàng hoàng hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Tới, Tổng thư ký Hiệp hội hoa Đà Lạt, việc nông dân làm quen với hoa có bản quyền vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Khó khăn sẽ là việc người dân không được nhân giống rộng rãi, dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp người sản xuất địa lan Đà Lạt quen dần với cung cách làm ăn theo chuẩn quốc tế, tôn trọng nhà sản xuất giống đồng thời là một biện pháp bảo vệ thương hiệu địa lan Đà Lạt.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/dia-lan-da-lat-lam-quen-voi-ban-quyen-2378579/
Có thể bạn quan tâm

Góp sức làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, không thể không kể đến các địa danh đỏ - là nơi nuôi giấu cán bộ, là nơi tập hợp những cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Trước đã anh dũng, kiên cường, còn nay các địa chỉ đỏ vẫn sáng ngời trên con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

Chiều 5/9/2015, Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận liên ngành; triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự.

Sau 5 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi.

Từng phải bươn chải, lăn lộn và “cõng” từng lít nước mắm đi bán dạo, thậm chí gõ cửa nhà dân để chào hàng, anh Hoàng Thăng Vích (45 tuổi, ở khu phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) giờ đây đã có được thương hiệu nước mắm Phương Vích nổi tiếng.