Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng Khủng

Chiều tối 25/1, sau một ngày cùng bạn bè đi câu về, anh Nguyễn Thúc Hưng (trú tại đường Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt) khiến cho nhiều người hàng xóm bất ngờ bởi thành quả mang về: Trong đống cá câu được có một con cá chép vàng có trọng lượng “khủng”.
Anh Hưng cho biết, con cá chép vàng “khủng” này được anh câu tại một hồ nước thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cá nặng hơn 10kg; chiều ngang hơn 30cm và chiều dài lên đến 75cm.
Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.
Tuy con cá chép vàng có trọng lượng hơn 10kg nhưng theo anh Hưng, đây chưa phải là con chép vàng lớn nhất từ trước đến nay mà anh câu được.
Ông Nguyễn Hải Truyền (56 tuổi), cho biết: “Nhà tôi ngay cạnh hồ Di Linh. Tôi từng chứng kiến nhiều người câu được cá nặng những vài chục kg. Tuy nhiên, đó hầu hết chỉ là cá mè, cá trắm... Còn với con cá này, nó là cá chép mà lại là cá chép vàng và nặng đến hơn 10kg thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy!”.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015 là năm đầu tiên mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chất lượng, khẳng định vị trí của mận tam hoa trên thị trường.

Sau rằm tháng giêng, xoài xung quanh các triền núi Cô Tô, núi Dài lớn, núi Cấm… bắt đầu cho trái liên tục. Khác với lối canh tác truyền thống, nhà vườn Bảy Núi (An Giang) áp dụng phương pháp xử lý ra hoa trái vụ, nhất là đối với các loại giống mới.

Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính nhất về trái cây hiện nay.
Từ một vài hộ canh tác thử nghiệm, đến nay diện tích cam toàn xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tăng mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm tiếp tục khai thác loại cây trồng tiềm năng này, các hộ nông dân nơi đây từng bước sản xuất cam theo hướng an toàn...

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành có thể tái tổ hợp gene để tạo các chủng virus mới có nguy cơ lây lan sang người và bùng phát thành dịch.