Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng Khủng

Chiều tối 25/1, sau một ngày cùng bạn bè đi câu về, anh Nguyễn Thúc Hưng (trú tại đường Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt) khiến cho nhiều người hàng xóm bất ngờ bởi thành quả mang về: Trong đống cá câu được có một con cá chép vàng có trọng lượng “khủng”.
Anh Hưng cho biết, con cá chép vàng “khủng” này được anh câu tại một hồ nước thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cá nặng hơn 10kg; chiều ngang hơn 30cm và chiều dài lên đến 75cm.
Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.
Tuy con cá chép vàng có trọng lượng hơn 10kg nhưng theo anh Hưng, đây chưa phải là con chép vàng lớn nhất từ trước đến nay mà anh câu được.
Ông Nguyễn Hải Truyền (56 tuổi), cho biết: “Nhà tôi ngay cạnh hồ Di Linh. Tôi từng chứng kiến nhiều người câu được cá nặng những vài chục kg. Tuy nhiên, đó hầu hết chỉ là cá mè, cá trắm... Còn với con cá này, nó là cá chép mà lại là cá chép vàng và nặng đến hơn 10kg thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy!”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.

Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại phát triển rất nhanh, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và từng bước làm giàu cho địa phương.

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.