Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng Khủng

Chiều tối 25/1, sau một ngày cùng bạn bè đi câu về, anh Nguyễn Thúc Hưng (trú tại đường Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt) khiến cho nhiều người hàng xóm bất ngờ bởi thành quả mang về: Trong đống cá câu được có một con cá chép vàng có trọng lượng “khủng”.
Anh Hưng cho biết, con cá chép vàng “khủng” này được anh câu tại một hồ nước thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cá nặng hơn 10kg; chiều ngang hơn 30cm và chiều dài lên đến 75cm.
Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.
Tuy con cá chép vàng có trọng lượng hơn 10kg nhưng theo anh Hưng, đây chưa phải là con chép vàng lớn nhất từ trước đến nay mà anh câu được.
Ông Nguyễn Hải Truyền (56 tuổi), cho biết: “Nhà tôi ngay cạnh hồ Di Linh. Tôi từng chứng kiến nhiều người câu được cá nặng những vài chục kg. Tuy nhiên, đó hầu hết chỉ là cá mè, cá trắm... Còn với con cá này, nó là cá chép mà lại là cá chép vàng và nặng đến hơn 10kg thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy!”.
Có thể bạn quan tâm

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi.

Theo anh Hà Duy (Phòng NN&PTNT), sau khi xử lý ổn thỏa 3,5 ha tôm bị nhiễm bệnh trước đây, do nắng nóng kéo dài nên đã có thêm nhiều diện tích nuôi tôm, cá bị nhiễm bệnh đốm trắng và môi trường.

Khoảng 1 tuần nay, trên sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bỗng nhiên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một khúc sông.

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.