Đi Học Nghề Trồng Lúa

Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.
Ông Lê Đăng Chuyển- Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Cổ Loa cho biết: “Cổ Loa là xã thuần nông, có 462,3ha đất nông nghiệp. Lâu nay ND chủ yếu trồng các giống lúa truyền thống PC 15, khang dân...
Chọn học viên nòng cốt
Theo ông Chuyển, để giúp ND nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, Hội ND xã đã xây dựng mô hình trồng khi đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào trồng thí điểm ở xã, Hội ND xã đã chủ động phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp dạy nghề canh tác lúa cải tiến SRI cho hội viên ND.
Theo ông Chuyển, do quy định sĩ số lớp học, trong khi mô hình thí điểm có 271 hộ tham gia canh tác trên diện tích 7,5ha nên Hội lựa chọn 30 hội viên ND nòng cốt tham gia học nghề. Những kiến thức tiếp thu tại lớp học, những học viên này sẽ về phổ biến lại cho những ND khác ở địa phương.
Ông Chuyển cho biết thêm, thời gian học 3 tháng, từ khi gieo mạ tới khi thu hoạch. Tham gia lớp học, học viên được hỗ trợ 20.000 đồng/buổi (mỗi tuần học 1 buổi), được hỗ trợ 100% giống, 30% thuốc trừ sâu và phân bón.
Vừa học vừa thực hành
Chúng tôi về Cổ Loa đúng ngày thầy, trò lớp dạy nghề nghiệm thu kết quả canh tác lúa nếp cái hoa vàng và bế giảng khoá học. Bà Nguyễn Thị Hằng- Trạm phó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Tham gia lớp học, ND được trang bị những kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI (tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007). Cụ thể về kỹ thuật gieo, cấy lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Phương pháp truyền đạt của chúng tôi học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại ruộng”.
“Kết thúc khóa học, 30 học viên đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp huấn luyện ND về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM- SRI) trên lúa”.
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Chợ)- học viên lớp dạy nghề cho hay: “Trước mỗi buổi học, chúng tôi được giáo viên đưa đi thăm đồng, điều tra cây lúa. Sau đó về hội trường cùng nhau thảo luận về cách cấy, chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách...”.
Cùng tham gia lớp học với bà Hồng, bà Nguyễn Thị Xuân, thôn Chợ phấn khởi: “Nhờ những kiến thức tiếp thu từ lớp học, tôi đã ứng dụng vào trồng nếp cái hoa vàng rất hiệu quả. Hôm nay nghiệm thu mô hình, so sánh trên cùng diện tích 1 sào, trước kia trồng lúa giống khang dân, tôi thu 1,4 tạ thóc, bán 7.000 đồng/kg, mỗi sào được gần 1 triệu đồng.
Trồng nếp cái hoa vàng, từ khi trồng đến khi thu hoạch dài hơn 1 tháng, nhưng tôi ước tính mỗi sào cho 1,6 tạ lúa. Với giá lúa bán hiện nay là 20.000 đồng/kg, tôi có khoảng 3,2 triệu đồng. Hiệu quả đã rõ, vụ tới tôi sẽ đầu tư trồng giống nếp này”.
Có thể bạn quan tâm

Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.

Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai.

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).