Đi Học Nghề Trồng Lúa

Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.
Ông Lê Đăng Chuyển- Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Cổ Loa cho biết: “Cổ Loa là xã thuần nông, có 462,3ha đất nông nghiệp. Lâu nay ND chủ yếu trồng các giống lúa truyền thống PC 15, khang dân...
Chọn học viên nòng cốt
Theo ông Chuyển, để giúp ND nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, Hội ND xã đã xây dựng mô hình trồng khi đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào trồng thí điểm ở xã, Hội ND xã đã chủ động phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp dạy nghề canh tác lúa cải tiến SRI cho hội viên ND.
Theo ông Chuyển, do quy định sĩ số lớp học, trong khi mô hình thí điểm có 271 hộ tham gia canh tác trên diện tích 7,5ha nên Hội lựa chọn 30 hội viên ND nòng cốt tham gia học nghề. Những kiến thức tiếp thu tại lớp học, những học viên này sẽ về phổ biến lại cho những ND khác ở địa phương.
Ông Chuyển cho biết thêm, thời gian học 3 tháng, từ khi gieo mạ tới khi thu hoạch. Tham gia lớp học, học viên được hỗ trợ 20.000 đồng/buổi (mỗi tuần học 1 buổi), được hỗ trợ 100% giống, 30% thuốc trừ sâu và phân bón.
Vừa học vừa thực hành
Chúng tôi về Cổ Loa đúng ngày thầy, trò lớp dạy nghề nghiệm thu kết quả canh tác lúa nếp cái hoa vàng và bế giảng khoá học. Bà Nguyễn Thị Hằng- Trạm phó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Tham gia lớp học, ND được trang bị những kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI (tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007). Cụ thể về kỹ thuật gieo, cấy lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Phương pháp truyền đạt của chúng tôi học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại ruộng”.
“Kết thúc khóa học, 30 học viên đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp huấn luyện ND về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM- SRI) trên lúa”.
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Chợ)- học viên lớp dạy nghề cho hay: “Trước mỗi buổi học, chúng tôi được giáo viên đưa đi thăm đồng, điều tra cây lúa. Sau đó về hội trường cùng nhau thảo luận về cách cấy, chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách...”.
Cùng tham gia lớp học với bà Hồng, bà Nguyễn Thị Xuân, thôn Chợ phấn khởi: “Nhờ những kiến thức tiếp thu từ lớp học, tôi đã ứng dụng vào trồng nếp cái hoa vàng rất hiệu quả. Hôm nay nghiệm thu mô hình, so sánh trên cùng diện tích 1 sào, trước kia trồng lúa giống khang dân, tôi thu 1,4 tạ thóc, bán 7.000 đồng/kg, mỗi sào được gần 1 triệu đồng.
Trồng nếp cái hoa vàng, từ khi trồng đến khi thu hoạch dài hơn 1 tháng, nhưng tôi ước tính mỗi sào cho 1,6 tạ lúa. Với giá lúa bán hiện nay là 20.000 đồng/kg, tôi có khoảng 3,2 triệu đồng. Hiệu quả đã rõ, vụ tới tôi sẽ đầu tư trồng giống nếp này”.
Có thể bạn quan tâm

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…

Anh Trần Văn Đới, thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) hiện đang nuôi 250 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng, trung bình mỗi cặp đẻ 8 – 9 lứa/năm, với khoảng 200 cặp chim non/lứa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua chim giống của thị trường. Đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá vì bồ câu là giống sinh sản nhanh, ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế cao.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.

Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.