Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đi Học Nghề Trồng Lúa

Đi Học Nghề Trồng Lúa
Ngày đăng: 14/02/2014

Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.

Ông Lê Đăng Chuyển- Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Cổ Loa cho biết: “Cổ Loa là xã thuần nông, có 462,3ha đất nông nghiệp. Lâu nay ND chủ yếu trồng các giống lúa truyền thống PC 15, khang dân...

Chọn học viên nòng cốt

Theo ông Chuyển, để giúp ND nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, Hội ND xã đã xây dựng mô hình trồng khi đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào trồng thí điểm ở xã, Hội ND xã đã chủ động phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp dạy nghề canh tác lúa cải tiến SRI cho hội viên ND.

Theo ông Chuyển, do quy định sĩ số lớp học, trong khi mô hình thí điểm có 271 hộ tham gia canh tác trên diện tích 7,5ha nên Hội lựa chọn 30 hội viên ND nòng cốt tham gia học nghề. Những kiến thức tiếp thu tại lớp học, những học viên này sẽ về phổ biến lại cho những ND khác ở địa phương.

Ông Chuyển cho biết thêm, thời gian học 3 tháng, từ khi gieo mạ tới khi thu hoạch. Tham gia lớp học, học viên được hỗ trợ 20.000 đồng/buổi (mỗi tuần học 1 buổi), được hỗ trợ 100% giống, 30% thuốc trừ sâu và phân bón.

Vừa học vừa thực hành

Chúng tôi về Cổ Loa đúng ngày thầy, trò lớp dạy nghề nghiệm thu kết quả canh tác lúa nếp cái hoa vàng và bế giảng khoá học. Bà Nguyễn Thị Hằng- Trạm phó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Tham gia lớp học, ND được trang bị những kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI (tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007). Cụ thể về kỹ thuật gieo, cấy lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Phương pháp truyền đạt của chúng tôi học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại ruộng”.

“Kết thúc khóa học, 30 học viên đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp huấn luyện ND về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM- SRI) trên lúa”.

Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Chợ)- học viên lớp dạy nghề cho hay: “Trước mỗi buổi học, chúng tôi được giáo viên đưa đi thăm đồng, điều tra cây lúa. Sau đó về hội trường cùng nhau thảo luận về cách cấy, chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách...”.

Cùng tham gia lớp học với bà Hồng, bà Nguyễn Thị Xuân, thôn Chợ phấn khởi: “Nhờ những kiến thức tiếp thu từ lớp học, tôi đã ứng dụng vào trồng nếp cái hoa vàng rất hiệu quả. Hôm nay nghiệm thu mô hình, so sánh trên cùng diện tích 1 sào, trước kia trồng lúa giống khang dân, tôi thu 1,4 tạ thóc, bán 7.000 đồng/kg, mỗi sào được gần 1 triệu đồng.

Trồng nếp cái hoa vàng, từ khi trồng đến khi thu hoạch dài hơn 1 tháng, nhưng tôi ước tính mỗi sào cho 1,6 tạ lúa. Với giá lúa bán hiện nay là 20.000 đồng/kg, tôi có khoảng 3,2 triệu đồng. Hiệu quả đã rõ, vụ tới tôi sẽ đầu tư trồng giống nếp này”.


Có thể bạn quan tâm

Năm 2015 Có 30% Cơ Sở Nuôi Thủy Sản Đạt Chứng Nhận VietGAP Năm 2015 Có 30% Cơ Sở Nuôi Thủy Sản Đạt Chứng Nhận VietGAP

Hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm đều cho hiệu quả cao. Cá tra đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn trên tổng diện tích nuôi 5.200 ha; tôm nước lợ đạt gần 550.000 tấn trên tổng diện tích nuôi 666.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi lẫn sản lượng.

01/12/2014
Diễn Đàn Giá Trị Điều Việt Nam Lần 1-2014 Diễn Đàn Giá Trị Điều Việt Nam Lần 1-2014

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

02/12/2014
Tăng Thu Nhập Từ Chim Trĩ Tăng Thu Nhập Từ Chim Trĩ

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

04/07/2014
Nông Dân Trồng Nấm Rơm Thu Nhập Từ 3-6 Triệu Đồng/công/vụ Nông Dân Trồng Nấm Rơm Thu Nhập Từ 3-6 Triệu Đồng/công/vụ

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

04/07/2014
Chi Phí Thu Hoạch Lúa Bằng Thủ Công Hơn 700.000 Đồng/công Lúa Hè Thu Giá Vẫn Ở Mức Thấp Chi Phí Thu Hoạch Lúa Bằng Thủ Công Hơn 700.000 Đồng/công Lúa Hè Thu Giá Vẫn Ở Mức Thấp

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.

04/07/2014