Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề nghị ưu tiên nhập khẩu đường thô

Đề nghị ưu tiên nhập khẩu đường thô
Ngày đăng: 03/08/2015

Trong đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên phân chỉ tiêu hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2015 cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện.

Theo Bộ NN-PTNT, đến ngày 15/6, toàn bộ 41 nhà máy đường trên cả nước đã ngừng sản xuất, kết thúc vụ ép 2014-2015. Trong niên vụ vừa qua, ngành mía đường đã ép được trên 14,4 triệu tấn mía, sản xuất ra 1.416.980 tấn đường. So với niên vụ 2013-2014, lượng mía ép gảm 1.637.600 tấn, sản lượng đường giảm 173.490 tấn. Nếu so với kế hoạch sản xuất niên vụ 2014-2015, thì lượng đường các nhà máy sản xuất giảm tới 183.000 tấn.

Trong năm 2015, ngoài 81.000 tấn đường NK trong hạn ngạch thuế quan theo WTO, còn bổ sung 50.000 tấn đường hạn ngạch NK từ Lào. Bên cạnh đó, còn có 200.000 tấn đường tồn từ năm ngoái chuyển sang. Như vậy, tổng nguồn cung đường năm 2015 là 1.751.000 tấn. Ước tính, tổng nhu cầu đường trong nước năm nay vào khoảng 1,5 triệu tấn. Vì vậy, lượng đường dư ra sẽ là 251.000 tấn.

Trong 6 tháng đầu năm nay, các nhà máy đã bán ra được 1.025.770 tấn đường, mà đại đa số là tiêu thụ trong nước.

Cụ thể, lượng đường đã bán trong nước là 956.630 tấn, tăng 179.620 tấn so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ vậy tuy lượng đường XK sang Trung Quốc giảm mạnh do nước này đóng biên (chỉ đạt 69.140 tấn, giảm 95.180 tấn so với cùng kỳ 2014), nhưng tổng lượng đường các nhà máy đã bán ra trong 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng 67.440 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Căn cứ vào tình hình cung – cầu đường năm 2015, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương phân chia hạn ngạch thuế quan NK đường 2015 cho các DN ngay từ tháng 7/2015. Trong đó, chủ yếu ưu tiên phân chỉ tiêu cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện.

Sở dĩ, Bộ NN-PTNT có đề nghị như trên là vì hiện nay đường của các nhà máy Việt Nam sản xuất được về số lượng và chất lượng đều đã đáp ứng vượt so với nhu cầu của các nhà máy chế biến dùng đường làm nguyên liệu.

Bởi vậy, nếu cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện sẽ tạo điều kiện cho ngành đường chủ động về nguồn cung và thực hiện các biện pháp XK để giữ ổn định thị trường đường trong nước.

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất đường tinh luyện của Việt Nam hiện đều chưa phát huy được hết công suất, nên việc NK để chế luyện sẽ tiết kiệm được ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động nước ta.

Nhìn ra thế giới, cũng thấy đa số các nước NK đường trên thế giới đều NK đường thô về chế luyện để tiết kiệm ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước và quan trọng hơn là qua đó sẽ quản lý được chất lượng, ATTP đối với sản phẩm đường.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT còn đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục làm tốt công tác chống buôn lậu, chế biến và kinh doanh đường trái phép, hiện vẫn đang diễn ra phức tạp ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia và Lào. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương gia hạn giấy phép XK đường đã cấp trong 6 tháng đầu năm 2015, để các DN chủ động xử lý lượng đường còn tồn đọng khá nhiều tại cửa khẩu ở Lào Cai.

Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường cuối tháng 7 đã giảm xuống khá nhiều. Vào ngày 6/7, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội từ 13.800-14.100 đ/kg, ở miền Trung 13.400-13.800 đ/kg và ở TP HCM 13.300-14.200 đ/kg.

Ngày 27/7, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội đã giảm xuống chỉ còn 12.900-13.800 đ/kg, ở miền Trung còn 12.800-13.300 đ/kg và ở TP HCM còn 12.700-13.500 đ/kg. Tính ra, giá bán buôn đường kính trắng cuối tháng 7 ở Hà Nội đã giảm 300-900 đ/kg so với đầu tháng, ở miền Trung giảm 500-600 đ/kg, ở TP HCM giảm 600-700 đ/kg. Đường XK sang Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn do bị thương nhân nước này ép giá khi chỉ đưa ra giá mua là 12.450 đ/kg, thấp hơn cả giá bán buôn trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

21/11/2014
Trồng Nhãn Ido Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh "Chổi Rồng"

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

21/11/2014
Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

21/11/2014
Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

21/11/2014
Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

21/11/2014