Đến quý II, sản lượng nuôi trồng thủy sản Tây Ninh ước đạt 8.000 tấn

Để đạt được kế hoạch đó, ngay từ thời điểm này, ngành Thủy sản kết hợp cùng chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện để nuôi thả vào mùa mưa.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất cá giống, có kế hoạch cùng các cơ sở sản xuất cá giống, bảo đảm đủ nguồn giống tốt phục vụ nhu cầu của các địa phương. Hỗ trợ địa phương thực hiện kịp thời công tác phòng trị bệnh cho các loại thủy sản nuôi trồng.
Được biết, 3 tháng đầu năm nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 110 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản gần 2.500 tấn, đạt hơn 15% kế hoạch, trong đó sản lượng cá tra là gần 1.600 tấn.
Tình hình sản xuất và kinh doanh ở lĩnh vực thủy sản trên địa bàn được duy trì ổn định. Giá thủy sản nhìn chung cao hơn giá thành nên người nuôi có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.

Ông Bùi Thanh Sỹ, thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông (Hoài Ân, Bình Định) cho biết: Ngoài làm ruộng, gia đình ông còn trồng 3 sào dâu để lấy lá nuôi tằm. Mỗi tháng cho ra 3 hộp kén, mỗi hộp 40 kg, mỗi tháng lãi ròng hơn 10 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến rau ăn lá, quả dịp này tăng là do thời gian vừa qua giá rau liên tiếp giảm sâu, có thời điểm chỉ còn gần 1 ngàn đồng/kg nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng rau ăn lá, ăn quả. Tại một số vùng trồng rau lớn trong tỉnh như: Xuân Lộc, Thống Nhất..., nông dân chuyển sang trồng đậu, bắp...

Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.