Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Từ năm 2008 - 2011, diện tích cây ca cao ở huyện Đức Linh chỉ có khoảng 86ha/137 hộ trồng xen dưới tán điều, năng suất bình quân chỉ đạt 6 tạ trái tươi/ha/năm.
Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.
Mới đầu chỉ triển khai 22,5 ha ở xã Đa Kai, dần dần diện tích ca cao được trồng mở rộng, có lúc tăng 280 ha. Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cây ca cao được chọn trồng thâm canh xen điều vì đây là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều như ở Đức Linh.
Mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều” bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Ngoài hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nông dân, mô hình còn mang lại những hiệu quả nhất định về mặt xã hội và môi trường, như: phát triển thêm cây trồng mới, tăng độ che phủ cho đất, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Theo đề án phát triển ca cao bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2030 và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, đầu tư, phát triển ca cao trong và ngoài nước, huyện Đức Linh phấn đấu đến năm 2030, tổng diện tích ca cao trên toàn huyện khoảng 500 ha trồng xen dưới tán vườn điều, xoài và cây lâm nghiệp.
Trước mắt giai đoạn 2015 - 2020 ưu tiên quy hoạch phát triển khoảng 300 ha ở những vùng có nước tưới trong mùa khô để đảm bảo cây phát triển tốt. Dự kiến năng suất ca cao đến năm 2020 đạt khoảng từ 2 - 2,5 tấn/ha.
Để đạt được mục tiêu đó, huyện Đức Linh cũng sẽ thực hiện những giải pháp cơ bản để phát triển ca cao như: quy hoạch vùng sản xuất ca cao tập trung năng suất cao theo hướng bền vững; đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu; tăng cường tập huấn, đào tạo kiến thức trồng chăm sóc, bảo quản và chế biến ca cao; đồng thời xây dựng hệ thống thu mua để nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, từng bước tạo vùng nguyên liệu ca cao bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71131#content
Có thể bạn quan tâm

Cơn lũ lịch sử vào giữa tháng 11 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Hiện nay, người chăn nuôi đang tìm cách vượt qua khó khăn, nỗ lực khôi phục chăn nuôi để kịp có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Giáp Ngọ 2014 sắp đến.

Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.

Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.

Bước lên con thuyền xi măng kéo dây, đưa chúng tôi qua sông Kiến Giang để sang bên trang trại của anh Tống Sỹ Hoàn, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư - Thái Bình). Nơi đây giống như một ốc đảo xanh, không khí trong lành, cây cối xanh tươi soi bóng xuống những chiếc ao rộng, đàn vịt, ngỗng tung tăng bơi lội, cá quẫy đớp mồi.

Xã Sơn Ninh, Hương Sơn , Hà Tĩnh nằm cạnh con sông Ngàn Phố, người dân quanh năm sống chung với lũ, lụt. Nhưng về với Sơn Ninh vào dịp lễ Giáng Sinh năm nay, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” của mảnh đất này...