Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Từ năm 2008 - 2011, diện tích cây ca cao ở huyện Đức Linh chỉ có khoảng 86ha/137 hộ trồng xen dưới tán điều, năng suất bình quân chỉ đạt 6 tạ trái tươi/ha/năm.
Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.
Mới đầu chỉ triển khai 22,5 ha ở xã Đa Kai, dần dần diện tích ca cao được trồng mở rộng, có lúc tăng 280 ha. Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cây ca cao được chọn trồng thâm canh xen điều vì đây là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều như ở Đức Linh.
Mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều” bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Ngoài hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nông dân, mô hình còn mang lại những hiệu quả nhất định về mặt xã hội và môi trường, như: phát triển thêm cây trồng mới, tăng độ che phủ cho đất, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Theo đề án phát triển ca cao bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2030 và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu, đầu tư, phát triển ca cao trong và ngoài nước, huyện Đức Linh phấn đấu đến năm 2030, tổng diện tích ca cao trên toàn huyện khoảng 500 ha trồng xen dưới tán vườn điều, xoài và cây lâm nghiệp.
Trước mắt giai đoạn 2015 - 2020 ưu tiên quy hoạch phát triển khoảng 300 ha ở những vùng có nước tưới trong mùa khô để đảm bảo cây phát triển tốt. Dự kiến năng suất ca cao đến năm 2020 đạt khoảng từ 2 - 2,5 tấn/ha.
Để đạt được mục tiêu đó, huyện Đức Linh cũng sẽ thực hiện những giải pháp cơ bản để phát triển ca cao như: quy hoạch vùng sản xuất ca cao tập trung năng suất cao theo hướng bền vững; đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu; tăng cường tập huấn, đào tạo kiến thức trồng chăm sóc, bảo quản và chế biến ca cao; đồng thời xây dựng hệ thống thu mua để nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, từng bước tạo vùng nguyên liệu ca cao bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71131#content
Có thể bạn quan tâm

Cá hường vện (còn gọi là thái hổ) là giống cá kiểng nước ngọt quý hiếm hầu như chỉ có trên dòng sông Vàm Cỏ Đông.

Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học đã xuất hiện từ lâu, với nhiều lợi ích thiết thực, nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện nhiều nông dân ở một số địa phương đã quay lưng với đệm lót sinh học và trở về với cách nuôi truyền thống.

Ngày 5/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết thời gian gần đây, Công ty TNHH Kinh doanh cà phê và phân bón Phúc Lộc trong hoạt động kinh doanh, mua bán đã có hành vi giả mạo nhãn hiệu phân bón và vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.