Đến Năm 2015, 100% Tàu Khai Thác Cá Ngừ Được Tổ Chức Sản Xuất Theo Mô Hình Tổ Đội Đoàn Kết Sản Xuất

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2015, 100% tàu khai thác cá ngừ được tổ chức sản xuất theo mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất; 90% tàu khai thác cá ngừ được giám sát quản lý và quan sát hành trình hoạt động trên biển; 100% tàu khai thác cá ngừ được định kỳ cung cấp bản tin dự báo ngư trường; đồng thời, giảm tổn thất thu hoạch xuống dưới 15%.
Bên cạnh đó, thực hiện việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ đối với nghề khai thác cá ngừ.
Cùng theo kế hoạch, một trong những nhiệm vụ đặt ra là tổ chức sản xuất theo mô hình tổ đội, liên kết sản xuất trên biển; gắn khai thác với vận chuyển, dịch vụ thu mua trên biển nhằm hỗ trợ trong sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Mô hình tổ đội sản xuất được thành lập trên cơ sở tự nguyện; cùng ngành nghề, chủ yếu các nghề như: Nghề câu vàng cá ngừ đại dương; nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng, nghề lưới vây rút chì. Đồng thời, xây dựng mô hình liên kết giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ.
Bên cạnh đó, tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi theo hướng được quy hoạch, có điều kiện, có kiểm soát, hiệu quả và phát triển bền vững; tổ chức thu thập thống kê, lưu trữ xử lý số liệu cá ngừ làm cơ sở cho việc tham mưu hoạch định chính sách phát triển sản xuất nghề khai thác cá ngừ; kiểm soát chặt chẽ, cho phép nghề khai thác cá ngừ bằng câu tay kết hợp ánh sáng hoạt động nhưng có cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cũng theo nhiệm vụ của kế hoạch, hệ thống ngân hàng trong tỉnh cùng các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; hỗ trợ lãi xuất vay vốn đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Hiện nay các cấp bộ, ngành liên quan cũng đã tính đến phương án hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho ngư dân để thực hiện đóng mới tàu cá công suất lớn khai thác xa bờ.
Theo kế hoạch này, đến 2020 cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác cá ngừ nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, hướng đến phát triển ngành công nghiệp khai thác cá ngừ hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.