Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đến lượt ổi miền Tây chờ giải cứu

Đến lượt ổi miền Tây chờ giải cứu
Ngày đăng: 15/05/2015

Từ đầu tháng 5 đến nay, do bước vào thời điểm điểm thu hoạch rộ nên ổi (giống ổi lê) ở miền Tây liên tục rớt giá từng ngày.

Tại các vườn ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp (Hậu Giang) và Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang), ổi được các thương lái trả giá chỉ 500-800 đồng/kg. Thậm chí, tại huyện Kế Sách (Sóc Trăng), giá ổi chỉ còn 300-400 đồng/kg nhưng thương lái vẫn chê lên chê xuống.

Không được thương lái thu mua hoặc không chấp nhận bán giá rẻ bèo, hàng loạt nhà vườn đã mang ổi ra ven lộ để bán cho người đi đường, với giá từ 2.000-3.000 đồng/kg. Bà Lê Thị Lụa (ngụ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A), nói như khóc: “Cả tấn ổi mà bán chỉ có 500.000 đồng thì lấy gì bù đắp vào chi phí phân bón, nhân công thu hoạch. Tui cố mang ra đường bán để kiếm thêm đồng nào hay đồng đó, chứ bán cho thương lái thì… đem cho còn hơn”.

Cũng theo bà Lụa, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ ổi này, bà sẽ đốn bỏ gần 2 ha để chuyển sang trồng chanh không hạt.

Trong khi đó, anh Nguyễn Chí Thanh, một tài xế chuyên chở trái cây cho các thương lái ở Cái Bè (Tiền Giang), than vãn: “Lúc còn ở mức giá trên 10.000 đồng/kg, các thương lái sẵn sàng trả 500.000 đồng mỗi tấn ổi chở lên TP HCM tiêu thụ. Bây giờ ổi xuống giá quá thấp, họ nài nỉ mình giảm giá cước hơn phân nửa, nhưng vẫn phải chấp nhận, vì làm ăn lâu dài mà”.

Trái ngược với giá tại vườn, hiện ở nội ô TP Cần Thơ, ổi được bày bán với giá từ 4.000-6.000 đồng/kg. Còn Tại TP HCM, giá ổi có sự chênh lệch lớn tại các điểm bán. Cụ thể, ở chợ đầu mối Bình Điền, giá ổi sỉ đầu buổi ở mức 11.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá ổi tại các điểm bán vỉa hè và các loại xe bán dạo xoay quanh mức từ 13.000-15.000 đồng/kg. Tại chợ Bến Thành, giá ổi ruột đỏ được bán lên tới 25.000-30.000 đồng/kg.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết mặc dù trên địa bàn huyện chỉ trồng khoảng 35 ha ổi, nhưng hiện tại nhà vườn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Trong khi đó, theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách (Sóc Trăng), sắp tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh và huyện khuyến cáo bà con chuyển một phần trong số gần 1.000 ha ổi sang trồng các loại cây ăn trái ngắn ngày, hoặc hoa màu khác, để giảm bớt áp lực đầu ra như hiện tại.


Có thể bạn quan tâm

Lợi ích kép trong chế biến rơm, rạ thành thức ăn chăn nuôi Lợi ích kép trong chế biến rơm, rạ thành thức ăn chăn nuôi

Được triển khai thí điểm từ tháng 10/2014 đến nay, mô hình ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn TP Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

27/05/2015
Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi Nông dân Trần Văn Minh sản xuất giỏi

Anh Trần Văn Minh ở thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) đã phát triển quy mô lớn các trang trại chăn nuôi dê, chim bồ câu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

27/05/2015
Nuôi hươu vẫn một nghề giàu Nuôi hươu vẫn một nghề giàu

Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.

27/05/2015
Gỡ thủ tục kiểm dịch cho doanh nghiệp Gỡ thủ tục kiểm dịch cho doanh nghiệp

Ngày 26/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức đối thoại về thủ tục kiểm dịch thực vật với hơn 30 DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

27/05/2015