Đến 15/9, Việt Nam đã nhập 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Cụ thể, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 42,04 triệu USD nhập 203.964 tấn ngô. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD nhập 4,46 triệu tấn ngô.
Về mặt hàng đậu tương, nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 4,97 triệu USD nhập 10.408 tấn đậu tương. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 533,35 triệu USD nhập 1,18 triệu tấn.
Về thức ăn gia súc, Việt Nam chi khoảng 172,02 triệu USD nhập trong nửa đầu tháng 9. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 2,41 tỷ USD nhập thức ăn gia súc.
Cộng dồn chi phí Việt Nam nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu gồm ngô, đậu tương... khoảng 3,96 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 22,27 triệu USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi ước đạt 354,91 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Sinh năm 1976, tại thôn Đồng Ý, trong một gia đình có đông anh em, sau khi học xong phổ thông, Nguyễn Văn Hào ở nhà phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Năm 1999 anh lập gia đình, được bố mẹ cho một mảnh đất, hai vợ chồng anh xin ra ở riêng.

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.