Đến 15/9, Việt Nam đã nhập 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Cụ thể, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 42,04 triệu USD nhập 203.964 tấn ngô. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD nhập 4,46 triệu tấn ngô.
Về mặt hàng đậu tương, nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 4,97 triệu USD nhập 10.408 tấn đậu tương. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 533,35 triệu USD nhập 1,18 triệu tấn.
Về thức ăn gia súc, Việt Nam chi khoảng 172,02 triệu USD nhập trong nửa đầu tháng 9. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 2,41 tỷ USD nhập thức ăn gia súc.
Cộng dồn chi phí Việt Nam nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu gồm ngô, đậu tương... khoảng 3,96 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 22,27 triệu USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi ước đạt 354,91 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Trước những bất cập của Nghị định 41 về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 để thay thế, bổ sung với chính sách, không có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn.

Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Thiện Kế (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) đã có cách làm sáng tạo: Đó là hoàn thiện các tiêu chí căn cứ trên nhu cầu của người dân để phục vụ lợi ích của người dân, tránh lãng phí.

Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.

Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.

Không chỉ sáng tạo bằng cách đưa Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hợp tác xã trong Chương trình OCOP.