Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.
Năm 2003, đề tài khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa cây mía xuống cánh đồng gò cao, nhiễm phèn, mặn, đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng nơi đây. Đến nay, có gần 300ha đất trồng mía chuyên, năng suất bình quân đạt từ 80 đến 90 tấn/ha. Bình quân một công đất mía, nông dân có lãi từ 3 đến 4 triệu đồng.
K88, K19, K93… là những giống mía cao sản được nông dân trồng nhiều. Mía được Công ty Mía đường Bến Tre thu mua. Mới đây, Công ty Mía đường Cần Thơ phối hợp với Công ty Mía đường Bến Tre và Công ty Phân bón Bình Điền mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Địa phương và ngành chức năng huyện đã đề xuất thành lập Cánh đồng mẫu mía. Xã Bình Thạnh và Hòa Lợi được xem là vùng mía nguyên liệu lớn của tỉnh.
Ông Hùng cho biết thêm, từ khi cây mía định hình trên vùng đất gò cao của xã, đời sống của bà con được cải thiện rất rõ, đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…