Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ

Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ
Ngày đăng: 27/03/2014

Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ.

Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ và coi đó như khẳng định Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

Thông tin trên được Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết tại hội nghị bàn tròn về vấn đề Chống buôn bán trái phép động vật hoang dã xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối tác quốc tế, theo thông cáo phát đi của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) hôm qua.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các Bộ, ban, ngành chủ chốt, ưu tiên thực thi ở tất cả các cấp và giữa các bộ để chống nạn săn bắn và buôn bán ngà voi châu Phi và sừng tê giác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số đại biểu, Việt Nam và các bên liên quan vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

"Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một mắt xích chính trong đường dây buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã toàn cầu, vừa là nơi buôn bán, vận chuyển và vừa tiêu dùng động vật hoang dã", tiến sĩ Susan Liebermen, Giám đốc điều hành Chính sách bảo tồn của WCS nhận định.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ Nông nghiệp đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi và xương hổ bị thu giữ tại Việt Nam và coi đó như lời khẳng định rằng Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tồn tại trên lãnh thổ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu có hiệu lực, quyết định trên sẽ đặt ra tiêu chuẩn cao cho các nước khác và củng cố cam kết coi tội phạm liên quan đến động vật hoang dã là loại hình tội phạm nghiêm trọng của Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014