Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ

Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ.
Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ và coi đó như khẳng định Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.
Thông tin trên được Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết tại hội nghị bàn tròn về vấn đề Chống buôn bán trái phép động vật hoang dã xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối tác quốc tế, theo thông cáo phát đi của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) hôm qua.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các Bộ, ban, ngành chủ chốt, ưu tiên thực thi ở tất cả các cấp và giữa các bộ để chống nạn săn bắn và buôn bán ngà voi châu Phi và sừng tê giác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số đại biểu, Việt Nam và các bên liên quan vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
"Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một mắt xích chính trong đường dây buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã toàn cầu, vừa là nơi buôn bán, vận chuyển và vừa tiêu dùng động vật hoang dã", tiến sĩ Susan Liebermen, Giám đốc điều hành Chính sách bảo tồn của WCS nhận định.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ Nông nghiệp đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi và xương hổ bị thu giữ tại Việt Nam và coi đó như lời khẳng định rằng Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tồn tại trên lãnh thổ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu có hiệu lực, quyết định trên sẽ đặt ra tiêu chuẩn cao cho các nước khác và củng cố cam kết coi tội phạm liên quan đến động vật hoang dã là loại hình tội phạm nghiêm trọng của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.