Đề xuất thí điểm lập sàn giao dịch lúa gạo

Tại phiên thảo luận nêu trên diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn “Mekong Connect Ceo Forum 2015” được tổ chức vào hôm nay 4-9 tại Cần Thơ, ông Toại cho biết cách làm là sẽ tập hợp một nhóm nông dân sản xuất lúa của một tổ hợp tác hay hợp tác xã với quy mô vài trăm héc ta sản xuất theo cùng một quy trình chất lượng.
Theo ông Toại, sản phẩm do nông dân sản xuất ra sẽ được nhà nước sấy và lưu vào kho miễn phí. “Ví dụ, hộ ông A gửi vô 200 tấn và quy định giá bán là 7.500 đồng/kg, tương tự hộ ông B, ông C cũng gửi vào như vậy…, cho đến khi đạt được một số lượng lớn nhất định sẽ đưa lên sàn giao dịch”, ông cho biết.
Ông Toại cho rằng với cách làm này, nông dân sẽ tập hợp lại, sản xuất theo cùng một quy trình chất lượng, truy xuất được nguồn gốc và sản phẩm sẽ được bán khi giá bán “khớp lệnh” với giá chào mua. “Về doanh nghiệp, họ sẽ biết được sản phẩm có nguồn gốc của ai, giá bao nhiêu và khi đó doanh nghiệp ký được hợp đồng sẽ quay về mua sản phẩm ở sàn này, thành ra cả nông dân và doanh nghiệp đều có lợi”, ông cho biết.
Theo ông Toại, khi phát triển được với quy mô lớn, nhà nước có thể bỏ luôn chuyện tạm trữ lúa gạo và lấy tiền hỗ trợ tạm trữ này hỗ trợ cho bà con nông dân để sản xuất vụ mới bằng cách cho nông dân vay vốn tương ứng 50% giá trị lúa họ đã gửi vào sàn giao dịch với lãi suất bằng 0%.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng ý tưởng lập sàn giao dịch nông sản đã được “nuôi dưỡng” từ khá lâu.
Tuy nhiên, theo ông Doanh, để có được sàn giao dịch nông sản như kỳ vọng, thứ nhất sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn về an toàn chất lượng; thứ hai, phải có được một lượng hàng hóa đủ sức cạnh tranh; thứ ba, có thể thời gian đầu sàn giao dịch này chỉ dành cho trong nước thôi, nhưng về lâu dài nhất thiết phải có sự tham gia của nước ngoài vì Việt Nam đang hội nhập và cuối cùng phải có những quy định, luật chơi rõ ràng cho sàn giao dịch này.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.

Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em hội viên tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.