Đề xuất nâng hàm lượng ẩm trong cá tra lên tối đa 84,1%

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Sau khi nhận được phản ánh của các DN chế biến cho rằng, việc điều chỉnh các chế độ nuôi cá tra, thức ăn nuôi cá và các yếu tố liên quan khác có thể dẫn đến việc thay đổi hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra nguyên liệu so với các nghiên cứu trước kia, Trung tâm Khảo nghiệm Kiểm nghiệm và Tư vấn Chất lượng nông lâm thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” do TS. Trần Đăng Ninh làm chủ nhiệm đề tài.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tối đa là 84,1% (đối với phương pháp chuẩn bị theo mẫu TCVN).
Để thống nhát các thức lấy mẫu, chuẩn bị mẫu tại phòng kiểm nghiệm và phương pháp phân tích mẫu, nhóm nghiên cứu đề nghị xây dựng quy chuẩn quốc gia hoặc bổ sung tạm thời vào Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu năm nay, xã Nam Tân (Nam Đàn - Nghệ An) đưa vào sản xuất 75 ha dưa đỏ. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa đã cho thu hoạch với năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.
Hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã không ngừng lao động sáng tạo và thực hiện thành công quy trình sản xuất cho quả vải thiều ra quả trong thân – “vải thiều nho”.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam Bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Mấy năm gần đây việc sản xuất trái cây được ngành chức năng quan tâm, nhiều địa phương xem trái cây là thế mạnh đột phá giúp nông dân làm giàu; nhờ đó mà diện tích trái cây tăng nhanh.

Dự báo trong mùa mưa năm nay, nông dân sẽ đổ xô trồng cây đinh lăng bởi giá trị kinh tế của nó vượt xa so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên Bình Phước hiện nay vẫn chưa chọn được loại giống đinh lăng nào phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.