Đề xuất nâng hàm lượng ẩm trong cá tra lên tối đa 84,1%

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Sau khi nhận được phản ánh của các DN chế biến cho rằng, việc điều chỉnh các chế độ nuôi cá tra, thức ăn nuôi cá và các yếu tố liên quan khác có thể dẫn đến việc thay đổi hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra nguyên liệu so với các nghiên cứu trước kia, Trung tâm Khảo nghiệm Kiểm nghiệm và Tư vấn Chất lượng nông lâm thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” do TS. Trần Đăng Ninh làm chủ nhiệm đề tài.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tối đa là 84,1% (đối với phương pháp chuẩn bị theo mẫu TCVN).
Để thống nhát các thức lấy mẫu, chuẩn bị mẫu tại phòng kiểm nghiệm và phương pháp phân tích mẫu, nhóm nghiên cứu đề nghị xây dựng quy chuẩn quốc gia hoặc bổ sung tạm thời vào Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT.
Có thể bạn quan tâm

5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên các làng quê tỉnh Quảng Nam. Từ chỗ cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đến nay nhiều xã đã được đầu tư khá đồng bộ, mức sống của người dân nâng lên rõ rệt.

Ngày 10.11, Quốc hội đã dành gần 1 ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh (NLTQD), giai đoạn 2004-2014.

Tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 15 - Agroviet 2015 khai mạc tại Hà Nội hôm 7.11, gian hàng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thu hút được sự chú ý của nhiều bà con nông dân tham gia góp ý kiến.

Năm 2015, một số hộ nông dân ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, sau khi thanh lý vườn cao su già cỗi để chuyển sang loại cây trồng khác đã tận dụng trồng dưa leo. Hiệu quả từ loại cây ngắn ngày này đã mang lại nguồn thu không nhỏ nhờ năng suất cao, dễ tiêu thụ.

“Chăn nuôi bò công nghiệp cần 8-10 năm để chuẩn bị”. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại tọa đàm về phát triển ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Hiệp hội Thịt và Gia súc Australia (MLA) tổ chức ngày 9.11 tại Hà Nội.