Đề xuất lập liên minh CSR cho thủy sản Việt Nam

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam thuộc Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đưa ra tại diễn đàn quốc gia “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong ngành thủy sản Việt Nam” tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 2-10.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề diễn đàn này, ông Giáp cho biết đây là ý tưởng do tổ chức OXFAM khởi xướng.
Theo ông Giáp, liên minh này một mặt sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện tốt hơn trách nhiệm với cộng đồng, mặt khác sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Mục tiêu của liên minh này là đưa thủy sản trở thành ngành phát triển bền vững, từ đó, xây dựng được hình ảnh thủy sản Việt Nam ở thị trường quốc tế và khi họ có nhận thức thủy sản Việt Nam là ngành phát triển bền vững, sản xuất có trách nhiệm xã hội, thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu.
Ông Giáp cũng lưu ý, sản xuất có trách nhiệm xã hội ở đây tức là thúc đẩy việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản có trách nhiệm và bền vững; có ý thức chủ động bảo vệ môi trường; chăm lo tốt hơn môi trường làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân…
Liên minh sẽ tập hợp nhiều đối tác khác nhau, từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và những người hưởng lợi trực tiếp trong lĩnh vực này cùng tham gia để giải quyết những khó khăn hay vấn đề phát sinh của ngành thủy sản.
Giải thích rõ hơn về lý do đề xuất thành lập, theo ông Giáp, về nguyên tắc để giải quyết các vấn đề lớn của ngành, một bên không thể giải quyết được, mà cần phải có sự phối hợp của nhiều bên, và liên minh này được nhấn mạnh ở điều này, tức giúp giải quyết các vấn đề của ngành thủy sản như thúc đẩy Nhà nước thay đổi chính sách không phù hợp, hướng doanh nghiệp sản xuất bền vững.
Tuy nhiên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng cho đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào đưa ra được những con số so sánh cụ thể về lợi ích của sản xuất có trách nhiệm xã hội so với sản xuất bình thường như hiện nay.
Do đó, ông Dũng đề nghị cần có các số liệu chứng minh để thuyết phục hơn, chẳng hạn về mặt doanh thu, lợi nhuận. “Làm thế nào để giảm được chi phí chứng nhận này (chứng nhận CSR) cũng như ai được lợi từ chứng nhận này, cần phải được làm rõ hơn”, ông Dũng cho biết.
OXFAM là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ...
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và một số tỉnh ĐBSCL nói chung, đang bước vào giai đoạn thu hoạch sớm lúa Đông xuân chính vụ 2014 - 2015. Khác hẳn với vụ Đông xuân năm trước, năm nay, bà con mua bán lúa trong không khí khá trầm lắng vì lúa mất mùa, rớt giá và nguồn lợi nhuận đang bị giảm.

Theo thống kê của xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) thì các nhà vườn trong xã cung cấp được khoảng 1,5 triệu quả bưởi cho thị trường tết, giảm 25% so với dịp Tết Nguyên đán năm 2014. Nguyên nhân khiến sản lượng bưởi Tân Triều giảm là do thời tiết khắc nghiệt lúc cây ra hoa kết trái, dẫn đến nhiều hộ xử lý không đạt. Sản lượng giảm, nhu cầu tăng nên bưởi Tân Triều vào dịp tết có giá bán lẻ cao ngất ngưởng.

Quan trắc môi trường để có những thông tin cần thiết, cảnh báo về độ mặn, dịch bệnh, thời tiết, là rất quan trọng đối với người nuôi tôm. Diễn biến thời tiết, khí hậu, dịch bệnh luôn phức tạp, khó lường, người nuôi tôm không chỉ muốn nắm vững thông tin này để chủ động đề phòng, mà còn rất cần thông tin về giải pháp.

Đối với xoài Đài Loan xanh, do thị trường Trung Quốc “ăn hàng” mạnh trở lại nên giá tăng nhanh (từ 30 - 40.000 đồng/kg), lúc cao điểm giá tăng đến 55 ngàn đồng/kg (loại thường), 75 ngàn đồng (loại đặc biệt). Hiện tại, giá xoài Đài Loan ở mức 30 ngàn đồng/kg (loại thường) và 40 ngàn đồng/kg (loại đặc biệt).

Trò chuyện với anh nông dân 42 tuổi đời, có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng nho, chúng tôi được biết, anh là nhóm trưởng gồm 10 thành viên liên kết trồng trên 1,1 ha nho an toàn thôn An Thạnh 1. Nhóm thành lập từ vụ hè-thu 2014, DASU huyện Ninh Phước hỗ trợ phân bón, thuốc sinh học phòng trừ bệnh hại, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây nho theo quy trình an toàn.