Đề xuất lập liên minh CSR cho thủy sản Việt Nam

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam thuộc Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đưa ra tại diễn đàn quốc gia “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong ngành thủy sản Việt Nam” tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 2-10.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề diễn đàn này, ông Giáp cho biết đây là ý tưởng do tổ chức OXFAM khởi xướng.
Theo ông Giáp, liên minh này một mặt sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện tốt hơn trách nhiệm với cộng đồng, mặt khác sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Mục tiêu của liên minh này là đưa thủy sản trở thành ngành phát triển bền vững, từ đó, xây dựng được hình ảnh thủy sản Việt Nam ở thị trường quốc tế và khi họ có nhận thức thủy sản Việt Nam là ngành phát triển bền vững, sản xuất có trách nhiệm xã hội, thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu.
Ông Giáp cũng lưu ý, sản xuất có trách nhiệm xã hội ở đây tức là thúc đẩy việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản có trách nhiệm và bền vững; có ý thức chủ động bảo vệ môi trường; chăm lo tốt hơn môi trường làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân…
Liên minh sẽ tập hợp nhiều đối tác khác nhau, từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và những người hưởng lợi trực tiếp trong lĩnh vực này cùng tham gia để giải quyết những khó khăn hay vấn đề phát sinh của ngành thủy sản.
Giải thích rõ hơn về lý do đề xuất thành lập, theo ông Giáp, về nguyên tắc để giải quyết các vấn đề lớn của ngành, một bên không thể giải quyết được, mà cần phải có sự phối hợp của nhiều bên, và liên minh này được nhấn mạnh ở điều này, tức giúp giải quyết các vấn đề của ngành thủy sản như thúc đẩy Nhà nước thay đổi chính sách không phù hợp, hướng doanh nghiệp sản xuất bền vững.
Tuy nhiên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng cho đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào đưa ra được những con số so sánh cụ thể về lợi ích của sản xuất có trách nhiệm xã hội so với sản xuất bình thường như hiện nay.
Do đó, ông Dũng đề nghị cần có các số liệu chứng minh để thuyết phục hơn, chẳng hạn về mặt doanh thu, lợi nhuận. “Làm thế nào để giảm được chi phí chứng nhận này (chứng nhận CSR) cũng như ai được lợi từ chứng nhận này, cần phải được làm rõ hơn”, ông Dũng cho biết.
OXFAM là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ...
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.

Chiều 18-4, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… thu mua cá tra loại 1 với giá 25.000 - 25.500 đồng/kg, mức giá đảm bảo cho người nuôi lời khoảng 2.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí. Dù giá cá tăng cao nhưng người nuôi ở ĐBSCL trúng giá đợt này không còn cá để bán.