Đề Xuất Cưỡng Chế Ngay Nếu Xây Dựng Không Phép Trên Đất Nông Nghiệp

Ngày 18.9, tại TP.HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở - ngành, ban quản lý dự án của các địa phương từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau cho 5 Nghị định (NĐ) hướng dẫn chi tiết luật Xây dựng 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015) gồm: NĐ quản lý dự án đầu tư xây dựng, NĐ quản lý chất lượng công trình xây dựng, NĐ quản lý chi phí đầu tư xây dựng, NĐ về hợp đồng xây dựng và NĐ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Trong đó, NĐ sửa đổi NĐ 180/2007 về xử lý vi phạm xây dựng được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý. So với NĐ 180/2007, dự thảo NĐ mới bổ sung quy định xử lý một số trường hợp như xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng. Ngoài ra, NĐ này đã bỏ quy định áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm xây dựng.
Ông Lý Thanh Long, Chánh thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị đối với các công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp nên thực hiện cưỡng chế ngay trong vòng 1 - 2 ngày nhằm tránh trường hợp để hình thành cả căn nhà sẽ khó xử lý. Bởi vì, theo theo quy trình tại dự thảo NĐ sửa đổi NĐ 180/2007, từ khi phát hiện ra sai phạm, cơ quan có chức năng lập biên bản vi phạm, đình chỉ thi công cho đến khi cưỡng chế tháo dỡ công trình phải mất hơn một tuần.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.