Đề Xuất Cơ Chế Chính Sách Hỗ Trợ Khai Thác Trên Biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản.
Năm Quý Tỵ này hứa hẹn ngư dân khai thác trên biển sẽ được hưởng một số cơ chế chính sách mới khi Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản trên biển được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Theo Tổng Cục Thủy sản, năm 2012, khai thác thủy sản nước ta đạt trên 2 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trên biển còn tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, trang bị thiết bị hiện đại còn thấp, chỉ đạt khoảng 3%; hải sản sau thu hoạch chủ yếu bảo quản theo phương pháp cũ nên lượng hải sản hao hụt tới 30%...
Để khắc phục tồn tại này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, cơ bản tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo từng nhóm nghề, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần… và từng bước hiện đại hóa tàu cá, tăng thời gian bám biển của ngư dân…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2013 và những năm tiếp theo, trước hết phải điều tra nguồn lợi, có số liệu thống kê về trữ lượng biến đổi về cá lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy. Trong khai thác tập trung vào nâng cao bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất trong khai thác. Năm 2013 sẽ đề xuất một số cơ chế chính sách, đặc biệt là lĩnh vực khai thác trên biển. Ví dụ như chính sách về bảo quản sau thu hoạch, chính sách về hiện đại hóa tàu cá, chính sách về tín dụng cho ngư dân và một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân để tránh rủi ro trên biển”.
Có thể bạn quan tâm

Là một địa phương có nhiều đời gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển, nên trước đây, người dân làng biển Công giáo Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch vốn khá xa lạ với việc nuôi trồng thuỷ sản.

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thời gian gần đây ở An Giang, mô hình ương nuôi cá lóc giống phát triển rất mạnh ở nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông. Với cách làm tự phát này, có thể nông dân sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của con cá tra cách đây không lâu, khi khủng hoảng thừa sản phẩm.

Trước đây, diện tích cây sen ở 2 huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) lên đến gần 300 hécta. Song hiện nay diện tích trồng sen còn lại rất ít và nhiều vùng trồng sen có nguy cơ bị xóa sổ.

Ông Lê Xuân Chắc (ngụ ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) được nhiều người biết đến bởi ông được xem là người đi đầu trong việc trồng rau sạch tại địa phương.