Đề Xuất Cơ Chế Chính Sách Hỗ Trợ Khai Thác Trên Biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản.
Năm Quý Tỵ này hứa hẹn ngư dân khai thác trên biển sẽ được hưởng một số cơ chế chính sách mới khi Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản trên biển được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Theo Tổng Cục Thủy sản, năm 2012, khai thác thủy sản nước ta đạt trên 2 triệu tấn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trên biển còn tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, trang bị thiết bị hiện đại còn thấp, chỉ đạt khoảng 3%; hải sản sau thu hoạch chủ yếu bảo quản theo phương pháp cũ nên lượng hải sản hao hụt tới 30%...
Để khắc phục tồn tại này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình thủ tướng Chính phủ Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, cơ bản tổ chức sản xuất khai thác hải sản theo từng nhóm nghề, xây dựng bản đồ khai thác, dự báo ngư trường, xây dựng các chợ thủy sản đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư đóng mới các tàu dịch vụ hậu cần… và từng bước hiện đại hóa tàu cá, tăng thời gian bám biển của ngư dân…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: “Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2013 và những năm tiếp theo, trước hết phải điều tra nguồn lợi, có số liệu thống kê về trữ lượng biến đổi về cá lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy. Trong khai thác tập trung vào nâng cao bảo quản sau thu hoạch, giảm tổn thất trong khai thác. Năm 2013 sẽ đề xuất một số cơ chế chính sách, đặc biệt là lĩnh vực khai thác trên biển. Ví dụ như chính sách về bảo quản sau thu hoạch, chính sách về hiện đại hóa tàu cá, chính sách về tín dụng cho ngư dân và một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân để tránh rủi ro trên biển”.
Có thể bạn quan tâm

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.