Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề xuất bỏ hẳn giấy phép xuất khẩu gạo

Đề xuất bỏ hẳn giấy phép xuất khẩu gạo
Ngày đăng: 27/08/2015

Tại Hội thảo “Góp ý đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 25.8, một số ý kiến cho rằng để tạo động lực cho ngành lúa gạo phát triển, nên bỏ hẳn giấy phép xuất khẩu gạo đi, để ai muốn xuất cũng được.

Quá nhiều trung gian trong chuỗi giá trị

TS Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện IPSARD cho biết, trong các tiểu ngành nông nghiệp, lúa gạo là một trong những ngành quan trọng nhất tác động đến phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, Việt Nam có gần 9,3 triệu hộ trồng lúa trong tổng số 15 triệu hộ nông dân (giai đoạn 2010-2013), sản xuất lúa gạo hiện đóng góp 30% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Sản xuất lúa gạo hiện nay vẫn trong tình trạng manh mún, tự cung, tự cấp. Ảnh: Thu hoạch lúa tại Diễn Châu, Nghệ An. Ảnh: L.H.T

“Ngành lúa gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải giải quyết. Về chủ quan, quy mô sản xuất lúa nhỏ, chuỗi giá trị quá nhiều trung gian, thiếu liên kết, tỷ lệ thất thoát cao, chế biến chưa tối ưu... Những điều này ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa, chất lượng gạo, và khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam” - ông Thắng phân tích.

Đánh giá về ngành lúa gạo hiện nay, ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, dù hàng năm Việt Nam xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo nhưng lợi nhuận còn thấp, giá xuất khẩu luôn thấp hơn Thái Lan. Về mặt thị trường, việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng lạnh” như Trung Quốc là không ổn định, bền vững nên rất cần đổi thay. Vì thế, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu, tại vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hoá, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên.

Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) cho rằng: “Tái cơ cấu ngành lúa gạo là đúng, nhưng phải làm rõ tại sao phải tái cơ cấu. Theo tôi, nên bỏ giấy phép xuất khẩu đi, ai bán được cứ cho bán, không cần giấy phép nữa để mở rộng thị trường. Kinh nghiệm cho thấy, cách đây 10 năm yêu cầu có giấy phép nhập khẩu giống lúa, tôi đề xuất bỏ nên thị trường giống đã phát triển mạnh. Vậy tại sao chúng ta phải tự “trói chân” mình”.

Liên quan tới cơ chế xuất khẩu gạo, nhiều đại biểu khác cũng cho rằng, cần phải nới tiêu chuẩn để doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu gạo nhiều hơn. Hiện quy định quá khắt khe, phải có nhà máy chế biến, năng lực kho chứa lớn. Trong khi Thái Lan có tiêu chí xuất khẩu gạo đơn giản, cứ xuất khẩu được bao nhiêu cứ thoải mái xuất, kể cả bao gạo dưới 12kg, còn Việt Nam quy định quá khắt khe nên lợi ích chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn và thiệt hại thì vẫn là người nông dân phải gánh chịu.

Cần nới rộng hạn điền

TS Đỗ Văn Khởi – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, theo quy định hiện nay, muốn mua đất phải có chứng nhận sản xuất nông nghiệp, điều này không phù hợp vì người ta có thể mua đất để tổ chức sản xuất. Do đó, nhiều người phải mượn tên để có đất thì rất khó mở rộng được sản xuất. “Hạn điền trong sản xuất lúa hiện nay là 3ha, dù đã cho phép chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nên có những người ở ĐBSCL sở hữu hàng trăm ha. Tuy nhiên, do vướng hạn điền nên nhiều người phải nhờ người khác đứng tên, rất khó khi vay vốn và tổ chức sản xuất” - ông Khởi nói.

Về vấn đề này, ông Trần Mạnh Báo cũng cho rằng, nên xem xét bỏ hạn điền trong sản xuất lúa và phải tổ chức lại sản xuất, vì quy trình sản xuất của chúng ta hiện không giống ai. Cần quy hoạch rõ vùng nào phục vụ an ninh lương thực, vùng nào dành cho xuất khẩu. Đồng thời, cần xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, không để tình trạng “trăm nhà trăm kiểu” như hiện nay. “Hiện hạ tầng sản xuất vùng ĐBSCL rất kém, tôi phải đi 4 phương tiện (ô tô, xe ôm, xuồng, đi bộ) để đến được ruộng khảo nghiệm. Hạ tầng như vậy sao sản xuất lớn được” - ông Báo nói.

GS - TS Vũ Văn Viết - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì cho rằng: “Ai sẽ là người thực hiện tái cơ cấu lúa gạo? Chính là người sản xuất lúa, nhưng hiện nay hầu hết các vùng sản xuất đều tự cung, tự cấp và rất manh mún. Cần phải thay đổi, chuyển sang sản xuất  quy mô lớn, sản xuất lúa chất lượng để xuất khẩu chứ không phải sản xuất ra thấy thừa thì bán”. 


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

19/11/2014
Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

19/11/2014
Mùa Cá Chạy Mùa Cá Chạy

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

19/11/2014
Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê Hanoimilk Được Thuê Đất Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Tại Xã Văn Khê

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

19/11/2014
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

19/11/2014