Đề Xuất Bảo Tồn Và Nhân Rộng Giống Sầu Riêng SR HB11

Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.
Hiện cây sầu riêng “SR HB11” đang được ông Văn Văn Danh, xã Long Phước (TP. Bà Rịa) chăm sóc và quản lý trong vườn sầu riêng với nhiều giống khác nhau.
Theo hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng sầu riêng “SR HB11” của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, đây là loại sầu riêng có một số đặc điểm nổi trội như: năng suất ổn định, sau 3 năm theo dõi đạt bình quân 352 kg/cây (cây 17 năm tuổi); tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ hạt lép, độ dày cơm tương ứng với cây đầu dòng đã được công nhận, tuy nhiên thịt quả có màu vàng hơn, cơn ráo, rất béo; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cụ thể không nhiễm bệnh thối gốc, chảy mủ và rầy phấn trắng.
Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cũng đề xuất, đây là giống sầu riêng cần được công nhận, bảo tồn và nhân giống để phát triển mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.