Đề xuất 14 mô hình bảo hiểm cây cà phê

Theo đề xuất của ông Thắng, trước mắt triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê ở Đăk Lăk và Lâm Đồng - hai địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất cả nước - về rủi ro bảo hiểm gồm hạn hán, mưa sớm, mưa lớn gây lũ, mưa đá nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho các nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn.
Các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến nhất là phí bảo hiểm, số tiền đền bù, giá trị chịu rủi ro được tính bằng năng suất bình quân trong 5 năm gần nhất, mức độ của phạm vi bảo hiểm được xác định sau khi phân tích rủi ro dựa trên số liệu thời tiết và năng suất để đảm bảo khả năng chi trả cho các nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.

Giá tôm thẻ nguyên liệu (dùng chế biến tôm xuất khẩu) giảm liên tục trong thời gian gần đây khiến nhiều người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long vội vàng thu hoạch tôm đang nuôi để tránh mất giá.

Mỗi khi lúa vào giai đoạn thu hoạch cũng là “mùa” của người nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen “chìm nổi” với nghề.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, thời gian qua, giá heo hơi liên tục tăng cao, khiến nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ào ạt tăng đàn. Riêng huyện Thống Nhất mức độ tăng đàn khoảng 19%. Việc ào ạt tăng đàn heo sẽ dẫn đến cung vượt cầu, khả năng giá sẽ giảm.

Anh Nguyễn Minh Phong, ngụ ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước (Tiền Giang) là thanh niên mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi gà Đông Tảo trên vùng đất mới.