Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP

Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP
Ngày đăng: 06/09/2015

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm.

TPP ký kết có thể mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo TS Đặng Kim Sơn-chuyên gia nông nghiệp, gia nhập TPP, nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước chuyển mình sâu và toàn diện hơn. Việc cắt giảm 90% thuế xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp.

Nếu ngành chăn nuôi khó khăn trong TPP thì ngành thủy sản có thể lại hưởng lợi nếu biết tận dụng cơ hội. Nhật Bản là quốc gia TPP nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn nữa khi thuế nhập khẩu của Nhật sẽ về 0% khi TPP được ký  kết.

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam nêu quan điểm rằng: TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản khi thuế suất giảm bằng 0%,  mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ. Thuế suất giảm xuống, nhà chế biến, xuất khẩu không phải chịu thuế vào giá thành sản phẩm nên giá mua nguyên liệu đầu vào sẽ cao hơn.

Ông Vương Vĩnh Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Sinh ở Khánh Hòa (chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp) phân tích: “Thị trường TPP rất sòng phẳng, ai có hàng hóa chất lượng tốt thì được chào đón.

Công ty chúng tôi đang dành thời gian, nhân lực và khoản chi phí thích đáng để đầu tư xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng. Những tiêu chuẩn khắt khe từ phía các đối tác như Nhật Bản được doanh nghiệp thực hiện. Đây như là sự chuẩn bị đón đầu những cơ hội từ TPP”.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2013, 40% thủy sản của ta xuất khẩu sang các nước trong khối TPP: Mỹ chiếm hơn 22%, Nhật Bản hơn 17%, nhưng giá trị thủy sản của Việt Nam lại thấp do chủ yếu xuất phát từ quy mô nhỏ và thường bị thị trường quốc tế ép giá. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định: “Doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy ở Việt Nam lợi nhuận trong việc nâng cấp năng lực chế biến bằng cách đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và tận dụng nguồn nhân lực rẻ, lành nghề của Việt Nam- là cơ hội rất lớn cho họ và cho cả Việt Nam”.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm Diện Tích Nuôi Tôm Mùa Nghịch Giảm

Theo kế hoạch, năm nay huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ thả nuôi 1.000ha tôm càng xanh. Tập trung nhiều nhất là xã Phú Thành B với 630ha. Đến nay, toàn huyện có 69 hộ nuôi, đã thả hơn 44.000 con tôm giống trên diện tích 350ha. Trong đó xã Phú Thành B đã thả hơn 186ha. Nhiều hộ thả sớm vào mùa nghịch đã bắt đầu tỉa bán tôm trứng được 15ha, sản lượng khoảng 7,5 tấn.

28/06/2013
Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

28/06/2013
“Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới “Áo Xanh” Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

28/06/2013
Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch Quyết Phủ Xanh Rừng Tràm Theo Kế Hoạch

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

28/06/2013
Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn Khởi Sắc Nghề Nuôi Trăn

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

28/06/2013