Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm.
TPP ký kết có thể mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Theo TS Đặng Kim Sơn-chuyên gia nông nghiệp, gia nhập TPP, nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước chuyển mình sâu và toàn diện hơn. Việc cắt giảm 90% thuế xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp.
Nếu ngành chăn nuôi khó khăn trong TPP thì ngành thủy sản có thể lại hưởng lợi nếu biết tận dụng cơ hội. Nhật Bản là quốc gia TPP nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn nữa khi thuế nhập khẩu của Nhật sẽ về 0% khi TPP được ký kết.
Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam nêu quan điểm rằng: TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản khi thuế suất giảm bằng 0%, mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ. Thuế suất giảm xuống, nhà chế biến, xuất khẩu không phải chịu thuế vào giá thành sản phẩm nên giá mua nguyên liệu đầu vào sẽ cao hơn.
Ông Vương Vĩnh Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Sinh ở Khánh Hòa (chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp) phân tích: “Thị trường TPP rất sòng phẳng, ai có hàng hóa chất lượng tốt thì được chào đón.
Công ty chúng tôi đang dành thời gian, nhân lực và khoản chi phí thích đáng để đầu tư xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng. Những tiêu chuẩn khắt khe từ phía các đối tác như Nhật Bản được doanh nghiệp thực hiện. Đây như là sự chuẩn bị đón đầu những cơ hội từ TPP”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2013, 40% thủy sản của ta xuất khẩu sang các nước trong khối TPP: Mỹ chiếm hơn 22%, Nhật Bản hơn 17%, nhưng giá trị thủy sản của Việt Nam lại thấp do chủ yếu xuất phát từ quy mô nhỏ và thường bị thị trường quốc tế ép giá. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định: “Doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy ở Việt Nam lợi nhuận trong việc nâng cấp năng lực chế biến bằng cách đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và tận dụng nguồn nhân lực rẻ, lành nghề của Việt Nam- là cơ hội rất lớn cho họ và cho cả Việt Nam”.
Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm của Việt Nam rất khác so với các nước, có hương vị độc đáo và rất ngon.

Năm 2012, toàn huyện Triệu Phong phát động Chương trình xây dựng NTM với sự tham gia của đông đảo các tổ chức, hội, đoàn thể.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm giúp nông dân tỉnh này nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Đến Bôn Hoang 2, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) hỏi gia đình Mí Loan thì hầu như ai cũng biết, bởi lẽ đây là gia đình nghèo nhất buôn... Chồng bỏ đi để lại cho Mí Loan hai đứa con nhỏ.

“Cách làm giàu từ rừng của ông Dấu được nhiều nông dân học hỏi. Nhờ thế mà không chỉ màu xanh của rừng được giữ vững, tăng cường mà đời sống của nhiều nông dân cũng cải thiện rất tốt” – ông Đặng Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên (Lai Châu), bảo vậy.