Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để vụ lúa thành công trên đất tôm

Để vụ lúa thành công trên đất tôm
Ngày đăng: 18/08/2015

Theo kế hoạch, vụ lúa - tôm năm 2015, huyện U Minh triển khai thực hiện trên diện tích 10.200 ha, tập trung ở các vùng chuyển dịch thuộc các xã: Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Hoà, Khánh Tiến, Khánh Hội và thị trấn U Minh. Nhiều hộ tiến hành gieo mạ được hơn 1 tháng tuổi, hiện các diện tích mạ này đang phát triển khá tốt, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu gieo cấy của người dân. Ðể có được vụ mùa thắng lợi, người dân trên địa bàn huyện U Minh đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm.

Ông Trần Hoàng Nam, ở khóm 1, thị trấn U Minh, chia sẻ: “Năm rồi năng suất lúa không đạt là do tôi rửa mặn không được, vì trời nắng nhiều, mưa ít nên đành chịu. Năm nay, đầu mùa giờ mưa cũng tương đối khá nên tôi tranh thủ rửa mặn cho tốt. Tính ra đầu mùa mưa giờ tôi bơm xả, hứng nước mưa cũng được 4 lần, coi như ổn, nhưng nếu có mưa tôi sẽ tiếp tục bơm xả tiếp, vì càng rửa mặn sạch, năng suất lúa sẽ càng cao”.

Một trong những kinh nghiệm cũng góp phần không nhỏ vào thành công của vụ lúa - tôm được người dân trên địa bàn huyện U Minh đúc kết là sử dụng giống lúa cấp xác nhận. Từ kinh nghiệm thực tế, vụ mùa năm nay hầu hết những hộ tham gia sản xuất lúa trên đất nuôi tôm đều chọn giống cấp xác nhận như: OM 6677, ST20, ST5, OM 2517, OM 2395; Một bụi đỏ, Tép hành, Một bụi lùn, Trắng tròn, Trắng biển để gieo sạ.

Ông Lê Văn Toàn, ở ấp 2, xã Khánh Hoà, chia sẻ: “Có thể nói, giống là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công vụ mùa, từ thực tế áp dụng tại gia đình trong những năm qua, tôi thấy sử dụng giống lúa cấp xác nhận sản xuất là tốt nhất. Tuy đầu tư có cao hơn các giống lúa thường nhưng bù lại ít sâu bệnh, năng suất lại cao, bán cũng có giá hơn. Chính vì thế, vụ này tôi quyết định chọn giống Một bụi đỏ”.

Ðề phòng nắng hạn, năm nay, người dân ở những vùng chuyển dịch trên địa bàn huyện U Minh đã triển khai thực hiện việc gieo mạ sớm hơn mọi năm, khi mạ được 1 tháng tuổi sẽ tiến hành cấy giặm. Cách thức này giúp người dân khắc phục tình trạng nắng đồng thời tiết kiệm được lượng giống lúa đầu tư ban đầu.

Ông Dư Văn Khởi, ấp 2, xã Nguyễn Phích, cho biết: "Trước đây, với 10 công đất, tôi phải gieo hơn 1 giạ rưỡi giống thì mới cấy đủ, nay chỉ cần khoảng 15kg là đủ. Vì sau khi cấy giặm, mạ sẽ nở ra gấp nhiều lần. Làm như vậy mình cũng tiện khi nhổ cấy, bởi khi cấy giặm mình thực hiện một đường chạy dài theo mẫu ruộng, đến khi cấy, mình nhổ bỏ qua hai bên là cấy nên nhẹ công vận chuyển”.

Bà Trần Hồng Ửng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết, theo kế hoạch, vụ mùa năm 2015, người dân bắt đầu gieo cấy vụ lúa - tôm vào giữa tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 9 dương lịch. Những năm qua, vụ lúa - tôm là một trong những vụ lúa được người dân huyện U Minh quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Chính vì thế, năm nay người dân cũng rất khẩn trương bắt tay vào thực hiện, cộng với thời tiết thuận lợi, tôi tin rằng bà con sẽ có vụ mùa thành công”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

23/12/2013
Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

23/12/2013
Người Trồng Atiso Thu Nhập 80 – 90 Triệu Đồng/ha/năm Người Trồng Atiso Thu Nhập 80 – 90 Triệu Đồng/ha/năm

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.

23/12/2013
Sâu Đục Trái Bưởi Chỉ Còn 1 - 2% Sau Khi Phòng Trị Sâu Đục Trái Bưởi Chỉ Còn 1 - 2% Sau Khi Phòng Trị

Từ kết quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.

23/12/2013
Trồng Chuối Thoát Nghèo Ở Khuổi Đác Trồng Chuối Thoát Nghèo Ở Khuổi Đác

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.

23/12/2013