Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim

Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim
Ngày đăng: 15/08/2013

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều 13/8 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy cho biết trong 4 tuần qua, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang, số chim cút mắc bệnh và tiêu hủy hơn 26.000 con. Tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI tại TPHCM chỉ đạo, phòng chống dập dịch… nhưng nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.

Đặc biệt, khả năng dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn chim yến và chim cút do chưa có chương trình tiêm phòng vắc xin trên đàn chim, mà mới thực hiện thí điểm tiêm phòng trên đàn chim cút và 1 tháng nữa mới có đánh giá hiệu quả việc tiêm phòng.

Vì vậy, để tránh dịch bệnh xuất hiện trở lại, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm cho đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo của Cục Thú y và sự lưu hành các nhánh virus cúm tại địa phương.

Bên cạnh đó, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành virus cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…

Hiện Cục Thú y đang tổ chức xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, đơn vị liên quan cho các dự thảo Thông tư quy định về báo cáo dịch bệnh động vật; Thông tư hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh cúm ở gia cầm (đề xuất thay cho Thông tư số 69/2005/TT-BNN) và Thông tư hướng dẫn giám sát, điều tra dịch bệnh động vật trên cạn để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú

Nghề trồng hoa cây cảnh đã biến vùng đất nghèo vùng ven TP.Tuy Hòa (Phú Yên) trở nên trù phú với nhiều gương tỷ phú nông dân.

14/05/2015
Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Yên Lập gieo cấy 2.828ha lúa. Thời gian gần đây, do thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa nên đã ảnh hưởng đến diện tích lúa và hoa màu. Gần 94ha lúa bị hạn khó khắc phục do không có nguồn nước; 263ha thiếu nước chủ yếu tập trung ở các xã như: Lương Sơn, Xuân Viên, Phúc Khánh, Xuân An, Đồng Lạc.

14/05/2015
Thanh Ba triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa, vụ đông và phòng chống thiên tai năm 2015 Thanh Ba triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa, vụ đông và phòng chống thiên tai năm 2015

Mới đây, UBND huyện Thanh Ba đã tổ chức hội nghị hành chính quý II năm 2015 để tổng kết công tác sản xuất vụ mùa vụ đông, công tác phòng chống lụt bão năm 2014 và triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ mùa vụ đông, phòng chống thiên tai năm 2015.

14/05/2015
Duy Xuyên vào vụ hè thu Duy Xuyên vào vụ hè thu

Những ngày qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền cấp cơ sở và nông dân huyện Duy Xuyên tập trung thực hiện việc cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa kịp đưa vào sản xuất vụ hè thu 2015…

14/05/2015
Năng suất lúa vụ đông xuân ở Nông Sơn giảm 3,5 tạ/ha Năng suất lúa vụ đông xuân ở Nông Sơn giảm 3,5 tạ/ha

Ngày 13.5, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu.

14/05/2015