Đề Phòng Dịch Cúm Trên Các Đàn Chim

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều 13/8 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy cho biết trong 4 tuần qua, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang, số chim cút mắc bệnh và tiêu hủy hơn 26.000 con. Tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng VI tại TPHCM chỉ đạo, phòng chống dập dịch… nhưng nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.
Đặc biệt, khả năng dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn chim yến và chim cút do chưa có chương trình tiêm phòng vắc xin trên đàn chim, mà mới thực hiện thí điểm tiêm phòng trên đàn chim cút và 1 tháng nữa mới có đánh giá hiệu quả việc tiêm phòng.
Vì vậy, để tránh dịch bệnh xuất hiện trở lại, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm cho đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo của Cục Thú y và sự lưu hành các nhánh virus cúm tại địa phương.
Bên cạnh đó, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sự lưu hành virus cúm H5N1, H7N9 trên đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch khác như quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Hiện Cục Thú y đang tổ chức xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, đơn vị liên quan cho các dự thảo Thông tư quy định về báo cáo dịch bệnh động vật; Thông tư hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh cúm ở gia cầm (đề xuất thay cho Thông tư số 69/2005/TT-BNN) và Thông tư hướng dẫn giám sát, điều tra dịch bệnh động vật trên cạn để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Đường về Tầm Vu (Long An) bây giờ không còn ruộng lúa mênh mông mà thay vào đó là những vườn thanh long với những hàng trụ thẳng tắp vươn lên mạnh mẽ.