Đề Phòng Bọ Vòi Voi Gây Hại Trên Dừa

Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, hiện nay bọ vòi voi đã xuất hiện trên dừa tại một số tỉnh Nam Bộ và có khả năng lây lan trên diện rộng nếu không có giải pháp phòng trị kịp thời.
Vòi voi là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen, cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Khi trưởng thành, bọ vòi voi sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuốn trái. Chiều dài bọ vòi voi trưởng thành khoảng 7 - 8 mm, chiều ngang khoảng 1,5 mm. Ấu trùng màu vàng lợt (chưa xác định được tuổi), sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Trái dừa bị hại thường có 3 - 5 con Bọ vòi voi trưởng thành.
Ấu trùng rất ít. Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuống trái. Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm (có thể do phân ấu trùng thải ra). Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa (giai đoạn trái non). Nếu trái dừa bị nhiều vết gây hại làm cho trái bị rụng sớm (tấn công trái 3 tháng).
Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Trần Tấn Việt (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), cố vấn trưởng dự án TCP/VIE/2003 thực hiện giữa VN và các chuyên gia tổ chức FAO vừa nhập lô ong ký sinh đầu tiên từ Samoa về VN để trừ bọ dừa. Loại ong ký sinh chuyên biệt này có tên khoa học là Asecodes hispinarum. TS Việt cho biết, dự án này nằm trong chương trình phòng trừ tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa giai đoạn 2003-2004, tổng trị giá 350.000 USD, bắt đầu khởi động từ tháng 2/2003.

Hiện nay, bệnh thối đọt dừa đã có xuất hiện trên một số vườn, đây là bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng trị kịp thời sẽ làm chết cây.

Ong ký sinh là thiên địch của bọ cánh cứng, được nhập về từ quần đảo Samo (Philippines), nơi đã thành công trong việc sử dụng ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng phá hại dừa. Tháng 8/2003 các nhà khoa học Trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh

Trước kia dừa xiêm được xem là cây trồng phụ, chỉ trồng xen trong những vườn dừa ta hoặc cây ăn trái để làm nước giải khát khi khách đến nhà. Tuy nhiên , ngày nay dừa xiêm lại trở thành cây có giá trị kinh tế cao mà lại ít vốn đầu tư, mau cho trái, và đặc biệt là ít tốn công chăm sóc, bón phân, phun thuốc như những cây ăn trái khác

Sự phá hại của sâu, bệnh và động vật là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất dừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như ở các nước trồng dừa trên thế giới