Đề Phòng Bệnh Đốm Lá Lớn Và Đốm Vằn Trên Cây Bắp

Tiếp theo bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đông Nam bộ, bệnh đốm lá lớn và đốm vằn đã và đang xuất hiện gây hại cục bộ trên cây bắp ở một số tỉnh miền đông Nam bộ. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dải thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, những ngày qua thời tiết âm u kéo dài kèm theo mưa trái mùa làm cho độ ẩm không khí cao.
1. Bệnh đốm lá lớn:
Biểu hiện của bệnh: Những lá phía dưới có màu xám sau đó chuyển thành màu tái như dội nước sôi rồi khô dần, vết bệnh hình chữ nhật. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn trước và khi trỗ cờ sau đó dừng. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới quang hợp làm giảm năng suất.
Biện pháp phòng trừ : Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm. Dùng Kasumine nồng độ 2%o hoặc một gói 3 gram Somec cộng 50 cc Anvil pha với 16 lít nước phun từ gốc lên vào buổi chiều mát.
2. Bệnh đốm vằn hay còn gọi là khô vằn:
Biểu hiện của bệnh: Bệnh xuất hiện từ gốc, bẹ lá leo dần lên bắp, vết bệnh hình da báo, sợi nấm màu trắng. Bệnh xuất hiện vào giai đoạn trước khi trỗ cờ và gây hại đến khi ngô chín ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt cũng như năng suất. Bệnh phát tán nhanh trong điều kiện ẩm ướt.
Biện pháp phòng trừ: Là bệnh phổ biến trong sản xuất, dễ phòng trừ, cần phát hiện sớm. Bóc bỏ lá bị bệnh mang ra khỏi ruộng. Dùng Validacin xịt từ gốc lên trên với nồng độ 2%o.
Có thể bạn quan tâm

Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon, mẫu mã vừa đẹp và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.

1. Giống: Sử dụng các giống ngô lai LVN10, Bioseed 9698. 2. Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 15/7 đến ngày 30/7. 3. Làm đất: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. 4. Lượng giống: Gieo trồng 1ha sử dụng từ 16 đến 17kg (lượng giống cho 1 sào từ 0,5-0,6kg). 5. Mật độ, khoảng cách:

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:

Bắp là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hột. Bắp nếp (Zea mays var. ceratira) được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,…

Viện Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng quốc tế khuyến cáo: Với cây ngô vùng nhiệt đới, khoảng cách giữa các hàng tối ưu từ 50 - 70cm, càng hẹp càng tốt. Khoảng cách cây trong hàng từ 20 - 30cm, (càng rộng càng tốt).