Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề nghị xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo

Đề nghị xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo
Ngày đăng: 28/08/2015

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.

Điều đó kéo theo hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do heo rớt giá, không tiêu thụ được.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết như trên tại buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại phía Nam và các cơ quan báo chí tại TP.HCM ngày 26-8 về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo ông Bình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần gốc về quản lý chất cấm trong chăn nuôi lỏng lẻo, ai cũng có thể mua ở bất cứ đâu. Phần ngọn là đầu ra khi heo xuất chuồng đến lò giết mổ… cũng lỏng lẻo.

Khi phát hiện được (sử dụng chất cấm - PV) thì xử phạt hành chính chỉ 15 triệu đồng một trang trại, chẳng thấm vào đâu. “Cần phải xử lý hình sự. Thái Lan, Trung Quốc đều đã áp dụng truy tố trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” - ông Bình nói.

Chia sẻ về cách nhận biết thịt heo ăn chất tạo nạc và heo nuôi bình thường, ông Bình cho hay nhìn miếng thịt heo bình thường lớp da tới lớp mỡ dính liền, độ dày lớp mỡ khoảng 1 cm trở lên thì chọn mua; còn lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Màu sắc thịt heo có chất cấm thường đỏ đậm khác thường, sáng và bóng, trong khi thịt heo thường đỏ hồng. Khi nấu, thịt heo chứa chất tạo nạc sẽ có mùi hôi, ra nhiều nước…


Có thể bạn quan tâm

Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo? Đổ Xô Mua Heo Mỡ, Mừng Hay Lo?

Mấy ngày gần đây, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Đồng Nai lùng mua heo mỡ có cân nặng từ 110 kg/con trở lên, kéo giá heo hơi tăng theo.

29/07/2013
Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp Hơn 9 Nghìn Ha Sắn Trồng Trên Đất Lâm Nghiệp

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

29/07/2013
Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

29/07/2013
Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

29/07/2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Hiệu Quả Từ Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

29/07/2013