Đề nghị xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.
Điều đó kéo theo hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do heo rớt giá, không tiêu thụ được.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết như trên tại buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại phía Nam và các cơ quan báo chí tại TP.HCM ngày 26-8 về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo ông Bình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần gốc về quản lý chất cấm trong chăn nuôi lỏng lẻo, ai cũng có thể mua ở bất cứ đâu. Phần ngọn là đầu ra khi heo xuất chuồng đến lò giết mổ… cũng lỏng lẻo.
Khi phát hiện được (sử dụng chất cấm - PV) thì xử phạt hành chính chỉ 15 triệu đồng một trang trại, chẳng thấm vào đâu. “Cần phải xử lý hình sự. Thái Lan, Trung Quốc đều đã áp dụng truy tố trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” - ông Bình nói.
Chia sẻ về cách nhận biết thịt heo ăn chất tạo nạc và heo nuôi bình thường, ông Bình cho hay nhìn miếng thịt heo bình thường lớp da tới lớp mỡ dính liền, độ dày lớp mỡ khoảng 1 cm trở lên thì chọn mua; còn lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Màu sắc thịt heo có chất cấm thường đỏ đậm khác thường, sáng và bóng, trong khi thịt heo thường đỏ hồng. Khi nấu, thịt heo chứa chất tạo nạc sẽ có mùi hôi, ra nhiều nước…
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn

Hiện người trồng xoài Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bước vào mùa thu hoạch, song kém vui khi xoài vừa mất mùa, mất giá...

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Vụ tôm nước lợ xuân – hè 2012, toàn tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 130 ha tôm he chân trắng. Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu tháng 3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với các địa phương có diện tích nuôi tôm chỉ đạo cho các chủ đồng nuôi tập trung cải tạo ao đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật, tuân thủ lịch thời vụ thả tôm, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng thả tôm nuôi khi thời tiết thuận lợi.