Đề Nghị Hỗ Trợ Con Giống Cho Các Hộ Nuôi Cá Lồng Bè Bị Thiệt Hại Ở Xã Hòn Nghệ (Kiên Giang)

Trước tình hình thiệt hại của các hộ dân nuôi cá lồng bè (ghi nhận thiệt hại nhiều nhất vào ngày 7-4 vừa qua) tại xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, Kiên Giang), Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang) cho biết sẽ đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ con giống để bà con tái sản xuất. Hiện UBND xã Hòn Nghệ đang tiến hành thống kê số hộ bị thiệt hại để có số liệu chính xác.
Trước đó, tại xã Hòn Nghệ nhiều hộ nuôi cá bống mú sao bằng lồng bè trên biển chứng kiến cá chết hàng loạt. Toàn xã có khoảng 190 hộ nuôi cá lồng bè với số lượng trên 650 lồng, trong đó chỉ 20 hộ thiệt hại ít, còn lại thiệt hại nặng. Riêng cá đạt chuẩn sắp xuất bán thiệt hại tới 90%, còn cá giống mới thả thì chết toàn bộ. Tổng lượng cá thiệt hại ước khoảng 40%.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản nhận định nguyên nhân ban đầu khiến cá chết do dòng nước tại vùng biển Hòn Nghệ ô nhiễm vì lưu thông, thời điểm cá chết có thể xảy ra giữa hai con nước lớn – ròng (nước đứng). Trong khi nước trong lồng nuôi không thực hiện trao đổi nước với bên ngoài, thì hàm lượng ô-xi còn liên tục giảm thấp do quá trình hô hấp của cá, trong nước còn xuất hiện nhiều hạt tạp chất và sợi nhớt nhỏ (có thể do thức ăn phân huỷ) dẫn đến cá chết do thiếu ô-xi cục bộ.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã hướng dẫn người dân khẩn trương tạo ô-xi trong môi trường nước cho cá bằng cách dùng máy sục khí chạy liên tục tạo ô-xi tại chỗ, đồng thời dùng quạt tạo dòng chảy tăng cường hàm lượng ô-xi vào lồng nuôi; hoặc sử dụng bạt ni-lông bao xung quanh lồng cá. Song song đó cần khẩn trương di chuyển bè đến nơi có dòng chảy thông thoáng và không có sinh vật lạ.
Có thể bạn quan tâm

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.