Đề Nghị Hỗ Trợ Con Giống Cho Các Hộ Nuôi Cá Lồng Bè Bị Thiệt Hại Ở Xã Hòn Nghệ (Kiên Giang)

Trước tình hình thiệt hại của các hộ dân nuôi cá lồng bè (ghi nhận thiệt hại nhiều nhất vào ngày 7-4 vừa qua) tại xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, Kiên Giang), Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang) cho biết sẽ đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ con giống để bà con tái sản xuất. Hiện UBND xã Hòn Nghệ đang tiến hành thống kê số hộ bị thiệt hại để có số liệu chính xác.
Trước đó, tại xã Hòn Nghệ nhiều hộ nuôi cá bống mú sao bằng lồng bè trên biển chứng kiến cá chết hàng loạt. Toàn xã có khoảng 190 hộ nuôi cá lồng bè với số lượng trên 650 lồng, trong đó chỉ 20 hộ thiệt hại ít, còn lại thiệt hại nặng. Riêng cá đạt chuẩn sắp xuất bán thiệt hại tới 90%, còn cá giống mới thả thì chết toàn bộ. Tổng lượng cá thiệt hại ước khoảng 40%.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản nhận định nguyên nhân ban đầu khiến cá chết do dòng nước tại vùng biển Hòn Nghệ ô nhiễm vì lưu thông, thời điểm cá chết có thể xảy ra giữa hai con nước lớn – ròng (nước đứng). Trong khi nước trong lồng nuôi không thực hiện trao đổi nước với bên ngoài, thì hàm lượng ô-xi còn liên tục giảm thấp do quá trình hô hấp của cá, trong nước còn xuất hiện nhiều hạt tạp chất và sợi nhớt nhỏ (có thể do thức ăn phân huỷ) dẫn đến cá chết do thiếu ô-xi cục bộ.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã hướng dẫn người dân khẩn trương tạo ô-xi trong môi trường nước cho cá bằng cách dùng máy sục khí chạy liên tục tạo ô-xi tại chỗ, đồng thời dùng quạt tạo dòng chảy tăng cường hàm lượng ô-xi vào lồng nuôi; hoặc sử dụng bạt ni-lông bao xung quanh lồng cá. Song song đó cần khẩn trương di chuyển bè đến nơi có dòng chảy thông thoáng và không có sinh vật lạ.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới là đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phương, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ Xuân 2013, Trạm Khuyến nông Việt Yên phối kết hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Syngenta Việt Nam và UBND xã Tự Lạn xây dựng mô hình trồng dưa hấu mới với quy mô 2,7 ha tại thôn Tân Lập. Mô hình được trồng bằng giống dưa Mặt trời đỏ, Phù Đổng và giống K09 làm đối chứng.

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...